là công trình của một tác động vốn là tương phản chính cống của mọi suy
tư, của một nhu cầu mãnh liệt và mỳ quáng, của một cảm giác khoái lạc tột
độ. Sự đối lập này triệt để liên hệ với sự tương phản kỳ lạ nói trên, giữa một
đằng thiên nhiên với sản xuất công trình của nó một cách vô cùng dễ dãi, vô
cùng thản nhiên, ngay cả khi tiêu diệt chúng, - và một đằng, cũng thực hiện
những công trình ấy, lại là sự kiến tạo đòi hỏi suy tư chín chắn và tinh xảo,
khiến người ta cho rằng phải khó lắm mới hoàn thành được các công trình
ấy và phải khổ tâm lắm mới bảo tồn được chúng, - trong khi chúng ta có
ngay sự tương phản trước mắt. - Nếu bây giờ, nhờ ở các suy nghĩ hẳn nhiên
rất bất thường này, chúng ta đã đối chiếu một cách rốt ráo hai phương diện
dị biệt này của thế giới và có thể nói là siết chặt chúng trong một tay, ta phải
nhớ kỹ lấy chúng để tin chắc rằng các định luật của hiện tượng hay của thế
giới biểu tượng hoàn toàn chả có ý nghĩa gì đối với thế giới ý chí hay các sự
vật tự tại, thì rồi ta mới lĩnh hội được thấu đáo hơn rằng, về phần biểu
tượng, nghĩa là thế giới hiện tượng, ta nhận thấy khi thì có một sự khai sinh
từ hư không, khi thì có một sự tiêu diệt hoàn toàn của cái đã được khai sinh;
còn về phần kia, về phần thế giới của tự tại, ta thấy xuất hiện một bản thể
mà đối với nó các ý niệm sinh và tử chả có một ý nghĩa gì. Vì, khi đi ngược
lại cho đến cái điểm nguyên thủy mà, nhờ ở ý thức nội tại, hiện tượng và
bản thể tự tại giao nhau, ta có thể nói là ta vừa bắt chợt được cái sự kiện là
chúng tuyệt đối vô biên, và tất cả tác phong của cái này, với toàn bộ các
định luật nền tảng của nó, chả có một ý nghĩa gì đối với cái kia. - Tôi chắc
rằng không mấy người lĩnh hội được điều này, và đối với những người
không hiểu, điều này chắc hẳn phải là bất mãn và chướng tai nữa là khác;
tuy nhiên không phải vì thế, mà tôi lại gạt bỏ một điều có thể giải rõ được
các tư tưởng nền tảng của tôi.
Ở đầu chương này tôi từng giải thích rằng sự tha thiết với sự sống, hay
nói đúng hơn là sự sợ chết, chẳng phải phát sinh từ ý thức, vì nếu thế là cái
sợ phát sinh từ giá trị gán cho đời sống; trái lại, thái độ sợ chết trực tiếp bắt
nguồn từ ý chí và khởi sự từ yếu tính nguyên thủy của ý chí, nghĩa là ý chí
hoàn toàn không tri thức và do đó là ý chí mù quáng muốn sống. Cũng vậy,
vì chúng ta bị đời sống thu hút do cái xu hướng hão huyền về khoái lạc, nên