SIÊU HÌNH TÌNH YÊU, SIÊU HÌNH SỰ CHẾT - Trang 11

rỗng kinh khủng: tức là buồn tẻ. “Đời sống do đó đu đưa như quả lắc từ
phải sang trái, từ đau khổ sang buồn tẻ”.

Cái tai họa này được kinh nghiệm chứng thực lại còn được triết lý lí

luận chứng là cần thiết. Thật vậy, vì chúng ở trên mọi hình thức biểu tượng,
nên ý chí uyên nguyên tự nó không đa nguyên, không nguyên nhân, không
duyên cớ, không mục đích, không nhận thức; vì thế, bản thân nó chỉ có thể
là cái đà mù quáng, không ngưng nghỉ, không mục đích, do đó, không thỏa
mãn. Không bao giờ hài lòng, luôn luôn không thể hài lòng, luôn luôn khao
khát và tự cắn xé mình, nó chỉ có thể biểu thị trong cái thế gian mà nó lay
chuyển từ bên trong, bằng những cuộc tranh đấu và xâu xé. Có lẽ vì bản
tính nó đâu đâu cũng là một, nên nó gán cho các hiện tượng của nó một
đồng chất tính, được biểu thị qua sự ràng buộc, liên kết tương hệ tổ chức,
một thứ cứu cánh tính nội ngoại giữa chúng, nhưng bên trong cái khung
cảnh ấy, lại diễn ra những cuộc xung đột khốc liệt mà khi giai đoạn khách
thể hóa càng cao, lại càng thêm phần sâu sắc và khốc liệt. Nếu ở vào thời
gian thấp, các lực lượng thiên nhiên tranh chấp nhau ở mức độ nguyên nhân
tính vật lý, thì ở giai đoạn cao hơn, cái thấp kém bị cái cao hơn ngầm nuốt,
như vật chất nuôi cây, cây nuôi thú, thú nưôi người; sau hết người không
phải chỉ nuốt riêng gì thú với cây, mà nuốt ngay cả chính người - homo
homini lupus
(con người là chó sói đối với con người) - và rồi đi đến tự sát.
Ngoài ra các lực lượng dưới luôn luôn xung đột với các lực lượng trên:
Trọng lượng chống lại sức lực bắp thịt, giấc ngủ không ngớt trở lại làm đình

trệ hoạt động trí óc, và theo lời Bichat

[1]

, đời sống rốt cuộc chỉ là “toàn thể

các lực lượng chống lại cái chết”. Cuộc chiến tranh giữa mọi cái chống mọi
cái này, cuộc chiến tranh mỗi giai đoạn mỗi tái khởi này, đặc trưng cho con
đường của ý chí tiến bước trong thế gian. Con đường không rõ mục đích tối
hậu, các diễn viên của vở tuồng chỉ theo đuổi những mục đích hư ngụy, các
thỏa mãn huyền hoặc và mong manh.

Nếu so sánh đà sinh lực với nội dung của đời sống sinh vật, người ta

nhận thấy rằng nội dung này bị sự bảo toàn chủng loại và cá thể làm tiêu
hao: như đói khát, hao tổn trí, cực nhọc trăm bề để có miếng ăn; tất cả
chung quy chỉ để sinh sống và sinh sản. Nếu lại so sánh sự cực nhọc của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.