con thú để sinh sống với số phận nó, người ta thấy sự chênh lệch thật là quá
đáng. Tất cả đời sống, thú cũng như người, xét theo khía cạnh bảo tồn cá
thể, là “một chuyện làm ăn thua lỗ”. Ai mà lại thèm khát một cuộc đời như
thế nếu thấy tận mắt cái giá trị của nó, nếu đủ sức hiểu biếu nó?
Tuy nhiên, phải chăng là thiên nhiên không theo đuổi một mục đích
nào cả? Khẳng định thế phải chăng là tầm mắt hẹp? Cái mà thiên nhiên
nhắm mắt bảo tồn, đó là chủng loại, chứ không phải là các cá thể. Vì để lưu
tồn chủng loại mà thiên nhiên thiên biến vạn hóa. Xét theo bề ngoài mọi sự
diễn ra như thể thiên nhiên sở dĩ không ngừng tiêu thụ các cá thể là vì muốn
duy trì các hình thức vĩnh cửu của mình: “Các quan niệm của Platon
[2]
”, và
do đó phải không ngớt dừng lại tấn tuồng dở khóc dở cười của đời sống;
phải chăng đó là dấu hiệu của một cứu cánh tính xung khắc với cái bản tính
vốn dĩ đã phi lý của cái muốn thiết yếu? Nhưng phải biết các chủng loại là
cái trò gì cơ chứ. Một thế hệ mới làm lại những gì thế hệ trước từng làm: nó
cũng đói, cũng tìm ăn, cũng sinh sống, cũng sinh sản. Đời cứ thế tiếp diễn,
lo ăn và làm tình. Hơn nữa, chỉ nhìn qua bên trong đời sống của chúng ta, ta
thấy thiếu hẳn mục đích tính. Chả có một cứu cánh gì gọi là soi sáng, gọi là
hướng dẫn chúng ta; hay dìu dắt hoặc chế ngự cái muốn sống; chỉ có độc
cái tình yêu sinh mạng khổng lồ, cái tham sống với bất cứ giá nào, bất cần
một cứu cánh, một giá trị cho đời sống, bất cần biểu tượng hay ý thức về
đời sống là cái gì. Nói tóm lại, cái động lực chính là một cái đà mù quáng.
Chúng ta không được mời sống, không được lôi kéo hay thu hút về đời
sống, nhưng bị xung lực xô đẩy đằng sau, muốn sống mà không biết tại sao.
Cái muốn không có lý do, vì chưng, nếu mọi biểu thị của một lực lượng
thiên nhiên đều có nguyên nhân của nó, thì chính cái lực lượng ấy không có
nguyên nhân, và vì mọi lực lượng đều có là ý chí và vì ý chí là lực lượng,
nên chính ý chí do đó lại không có nguyên nhân. Do đó mỗi tác động của ý
chí chắc chắn đều có nguyên nhân của nó, nhưng chính ý chí lại không. Vì
vậy cái chuyển động bất tuyệt mà người ta lại không thấy có ở trong thế
giới vật thể, người ta lại thấy ở trong ý chí, vật tự tại như muốn sống, thèm
khát sống một cách mù quáng và không bao giờ thỏa mãn.