hộ đối (Le mariage de raison)
[27]
. Trong các bi kịch diễm tình, đôi tình
nhân, vốn dĩ là công cụ của tình thần chủng loại, thường chết đi khi mà các
hy vọng của chủng loại bị tiêu tan, chẳng hạn như trong Roméo và Juliette,
Tancrède, Don Carlos, La Fiancée de Messine
[28]
v.v…
Tình cảm của một chàng si thường gây ra trò cười, đôi khi bi đát, trong
cả hai trường hợp cũng vì tinh thần chủng loại xâm chiếm hắn, chế ngự hắn
và ngăn cản khiến hắn không còn tự thuộc mình nữa; vì thế mà hành động
của hắn không còn thích ứng với cá tính của hắn. Trên các cao độ của tình
ái, tư tưởng của con người ta khoác một bộ mặt nên thơ và cao cả, và còn có
cả chiều hướng siêu việt và siêu vật, nhờ đó con người ta hầu như quên hẳn
mục đích thực sự của mình, một mục đích rất ư vật chất; chính ra lúc này,
thâm tâm hắn đang bị chi phối do tinh thần chủng loại mà các mục tiêu còn
vô cùng quan trọng hơn tất cả các mục tiêu chỉ liên quan đến các cá nhân
mà thôi; nhân danh tinh thần chủng loại, con người có nhiệm vụ xây dựng
sinh tồn cho cả một dòng dõi dài vô tận, mang cái bản chất được quy định
rõ ràng mà nó chỉ có thể tiếp thụ ở người đàn ông đó là cha, và ở người đàn
và mà người đàn ông đó yêu quý là mẹ, và nếu không thế thì không bao giờ
nó lại sinh ra được ở cái đời mà cá thể hóa của ý chí đòi hỏi. Cái cảm thức
hành động theo các mục đích có một tầm siêu việt như thế là cái nâng cao
kẻ si tình lên đến mức vượt lên trên tất cả những gì là thế tục và vượt ra
khỏi cả chính hắn, và khoác một bộ áo hết sức siêu tế của những dục vọng
rất vật chất, khiến tình yêu trở thành một chuyện nên thơ ngay cả trong đời
sống tầm thường nhất của con người; trong trường hợp này, câu chuyện đôi
khi thành hài hước. Cái mệnh lệnh này của ý chí khách thể hóa ở chủng loại
hiện ra trong ý thức của kẻ si tình dưới cái mặt nạ dự liệu một hạnh phúc vô
biên, mà hắn sẽ được gặp trong sự phối hợp với người đàn bà riêng biệt nào
đó. Ở vào những mức độ cao nhất của tình yêu, cái ảo tưởng này trở thành
diễm lệ đến nỗi nếu ta không được đến gần nó, thì ngay cả đời sống cũng
mất hết thú vị và từ đó trở đi hầu như trống rỗng quá, ảm đạm quá, vô vị
quá, khiến ta chán ngấy đến coi thường cả cái chết; lúc đó người ta đòi tự ý
hủy bỏ đời mình. Cái ý chí của một kẻ si tình khi đến thế đã bị lôi cuốn vào
vòng nước xoáy của ý chí chủng loại, hoặc là ý chí chủng loại đã chế ngự ý