một tình trạng thông thường và quả thật rất tiện lợi. Và cái vĩnh cửu diễn ra
sau mà không có tôi cũng có thể không đáng sợ như cái vĩnh cửu diễn ra
trước mà không có tôi, và nếu sợ, phải chăng đó là tại cái màn phụ diễn của
giấc mộng phù du. Hơn nữa, tất cả các bằng chứng xác nhận sự tồn tại sau
khi chết cũng lại có thể áp dựng cho trước khi sinh; do đó chúng chứng
minh cho đời sống trước khi sống; nhờ chấp nhận điều này mà Ấn Độ giáo
và Phật giáo có vẻ như là tiền hậu rất ư như nhất. Chỉ có lý tưởng tính thời
gian của Kant mới giải đáp được tất cả các bí ẩn này: nhưng đây chưa phải
là điều ta đề cập đến. Những điều nói trên ít ra cũng đưa lại kết luận là than
khóc về cái thời gian mà người ta sẽ không còn nữa cũng phi lý không kém
gì than khóc về cái thời gian mà người ta chưa có: vì cái thời gian mà không
có đời sống của ta đối với cái thời gian mà ta sống, dù là dưới hình thức
tương lai hay hình thức dĩ vãng, cũng chẳng khác gì.
Nhưng có gạt bỏ ngay cả những điều nhận xét trên đây về thời gian, cứ
cái việc cho phi hữu là một tai họa tự nó cũng đã phi lý; vì mọi điều họa
cũng như mọi điều lành, đều giả thiết đã hiện hữu, và đã có cả ý thức;
nhưng ý thức ngừng với đời sống, cũng như nó ngừng trong giấc ngủ và khi
bất tỉnh; vì thế cho nên sự khiếm diện của nó đối với ta rất quen thuộc và rất
thông thường như không chứa đựng một cái gì gọi là tai họa, sự nó mất đi
dù sao cũng chỉ là một điều xảy ra trong khoảnh khắc. Chính Epcicurus
[33]
từng quan niệm cái chết theo quan điểm này, nên đã nói rất đúng rằng: cái
chết không phải là chuyện ta phải lo; để lý giải tư tưởng của ông, ông còn
nói, ngày nào ta còn, cái chết chưa có, và khi có cái chết, thì ta không còn
nữa. Mất một cái gì mà ta không thể biết rằng mình bị mất dĩ nhiên cẳng
phải là một tai họa: vậy thì vấn đề không còn nữa cũng như vấn đề chưa có
không phải là điều ta đáng lo. Về phương diện tri thức, do đó chả có một lý
do gì để sợ chết; vả lại có tri thức mới có ý thức; nên đối với ý thức cái chết
không phải là tai họa. Vả lại chẳng phải cái phần tri thức này của ta sợ chết,
trái lại chỉ từ cái muốn sống mù quáng mới phát sinh ra cái sợ chết mà
không sinh vật nào không có. Nhưng, như tôi đã nói trên kia, sở dĩ sợ chết
là thiết yếu cho ý chí cũng chỉ ý chí là ý chí sống, nghĩa là tất cả bản chất
của nó chỉ là một cái khao khát được sống và tồn tại, vì nó không sẵn có tri