SIÊU HÌNH TÌNH YÊU, SIÊU HÌNH SỰ CHẾT - Trang 66

thức từ bản khởi mà chỉ có được tri thức khi nó khách thể hóa trong các cá
thể sống động. Vì thế cho nên khi nhờ đó mà ý chí nhận định cái chết như
chung cục của cái thể diện mà nó đã cùng đồng hóa và tự giới hạn, thì tất cả
bản thể nó lại ra sức vùng vẫy chống lại cái thể diện ấy. Còn như vấn đề
muốn biết thật ra nó sợ cái gì ở cái chết, ta sẽ bàn sau, và lúc đó ta sẽ nhớ
đến cái nguồn gốc thực của cái sợ chết được phơi bày ở đây cũng nhờ ở sự
biện biệt thích đáng ở bản thể ta phần nào là phần muốn với phần nào là
phần biết.

Xem đó thì thấy rằng cái khiến ta thấy chết là đáng sợ chẳng phải là vì

hết sống, vì cái sống, dưới con mắt của mọi người, những cái đó đều chả có
gì đặc biệt để đáng được nuối tiếc, mà chính vì sự tiêu diệt của cơ thể, và sở
dĩ thế cũng vì có thể chính là cái muốn được biểu hiện dưới hình thức thể
xác. Và sự tiêu diệt kia, ta chỉ thực sự cảm thấy trong sự dằn vặt của bệnh
tật hay già nua; trái lại, cái chết chính ra đối với ta chỉ là khoảnh khắc khi ý
thức bất tỉnh vì sự hoạt động chậm lại của bộ não. Sự chậm lại này khi lan
tỏa đi mọi bộ phận trong cơ thể đúng ra đã là một sự kiện đi sau cái chết.
Chủ quan mà nói, cái chết do đó chỉ quan hệ đến riêng ý thức thôi. Và
chúng ta ai cũng có thể nhận xét một phần nào sự biến mất của ý thức ra
sao, những khi ta chập chờn nửa thức nửa ngủ; nhưng những ai đã từng
thực sự bất tỉnh lại càng biết rõ hơn; trong trường hợp này trạng thái giao
thời không dần dà, và không có cái mơ màng tư lự, nhưng trước hết thị lực
mất đi khi ý thức còn nguyên vẹn, và sau đó vô thức cùng cực đột ngột xảy
đến. Cảm tưởng khi sự việc diễn ra chả có gì là khó chịu; cũng như giấc ngủ
là anh em với cái chết, thì bất tỉnh đúng là song sinh với cái chết. Cái chết
bất đắc kỳ tử cũng không thể có gì đau đớn, vì thường thì người ta không
cảm thấy ngay cả những vết thương trầm trọng, mà chỉ nhận thấy một thời
gian sau và thường cũng chỉ nhận thấy theo các dấu hiệu bên ngoài. Nếu
phải như các vết thương đưa lại trong một thời gian ngắn ngủi, thì ý thức
cũng đã biến mất trước khi người ta nhận ra là mình bị thương; còn nếu như
cái chết đến từ từ, thì các vết thương ấy cũng chẳng khác những chứng bệnh
khác. Như người ta được biết, tất cả những kẻ ngất đi vì bị dìm dưới nước,
hay bị thở thán khí hoặc bị treo cổ, đều nói họ không cảm thấy gì là đau

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.