của bản thể chân thực của chúng ta dù chỉ là một cách dùng ảnh tưởng hay
loại suy, hay nói đúng hơn là tôi mới đưa ra một thứ phác họa về sự trường
tồn ấy. Để nhận rõ điều này, ta chỉ cần nhớ lại những điều đã lý giải về vấn
đề này; ta nhận thấy rằng vật chất thuần túy không hình thức - cái nền tảng
ấy của thể giới kinh nghiệm, không hề được tri giác tự ở nó, mà luôn luôn
được coi như trường tồn, - là phản ảnh trực tiếp và, nói chung, là phương
diện hữu hình, của sự vật tự tại, nghĩa là ý chí; vì thế cho nên cái gì thuộc
về của ý chí tự tại một cách tuyệt đối cái đó đều có giá trị đối với cái vật
chất kia trong các điều kiện của kinh nghiệm; nó đề xuất tính vĩnh cửu chân
thực của ý chí dưới phương diện bất tử tính trong thời gian. Như tôi từng
nói, thiên nhiên không bao giờ nói dối; nên bất cứ quan niệm nào phát sinh
từ sự lý giải thuần túy khách quan về nó, và được khai triển hợp lý, đều
không thể hoàn toàn sai lầm, mà tệ hại nhất cũng chỉ là trường hợp của chủ
nghĩa duy vật hợp lẽ, chẳng hạn của Berkeley
[34]
, và nói chung của bất cứ
triết luận căn bản nào phát sinh từ một “đại cương” hợp cách và được khai
triển một cách thành thực. Tuy nhiên đó mới là những quan niệm rất ư riêng
biệt và vì thế, và bất chấp mọi sự chống đối, đều là đúng cả, nghĩa là mỗi
cái đều đúng theo một quan điểm nhất định nào đó; nhưng khi người ta vượt
lên trên quan điểm này, thì chúng chỉ còn đúng một cách tương đối và tùy
theo điều kiện. Chỉ có quan điểm tối cao mà từ đó người ta chi phối được
chúng và phân biệt được cái thực tính chỉ tương đối của chúng, rồi đi xa
hơn nữa, được cái tính chất sai lầm của chúng, mới có thể là quan điểm của
chân lý tuyệt đối, trong phạm vi khả dĩ có thể đạt đến một chân lý như thế.
Sau đó, như ta vừa chứng minh, ta nhận thấy ngay cả trong cái thuyết rất
thô sơ và đúng ra là rất cổ lỗ của chủ nghĩa duy vật, cái tính bất diệt của bản
thể chân thực của chúng ta vẫn được tiêu biểu, như bởi cái bóng của nó, tức
là tính trường tồn của vật chất: trong chủ nghĩa tự nhiên cũng vậy, một chủ
nghĩa đã cao hơn vì một thể lí tuyệt đối, tính bất diệt cũng được tiêu biểu ở
các tính phổ tại và vĩnh cửu của các lực lượng thiên nhiên mà trong đó ít ra
cũng phải liệt cả sinh lực. Xem vậy thì ngay cả các quan niệm tầm thường
ấy cũng đều chứa đựng cái khẳng định là sinh vật không vì cái chết mà bị
hoàn toàn tiêu diệt, mà vẫn tồn tại trong và với cái Toàn thể của thiên nhiên.