SIÊU HÌNH TÌNH YÊU, SIÊU HÌNH SỰ CHẾT - Trang 77

con côn trùng nở vào mùa xuân, cũng như người đi ngủ lại không đồng nhất
với người thức dậy vào sáng hôm sau.

Nhận xét như trên rồi, giờ ta hãy trở lại với chính ta, với chủng loại

chúng ta, và ta hãy phóng tầm mắt ra đằng trước, phóng xa vào tương lai, cố
tưởng tượng ra các thế hệ tương lai với hàng triệu triệu cá nhân, với những
phong tục và y phục kỳ quái của họ nhưng sau đó ta hãy tạm ngưng suy
nghĩ để tự hỏi: Tất cả những con người ấy, họ sẽ từ đâu đến? Hiện nay họ ở
đâu? Đâu là cái lòng sinh dục dồi dào, mang thai những thế giới mai sau và
hiện còn bào dưỡng các chủng loại tương lai dấy? Phải chăng người ta sẽ
mỉm cười và đáp đúng như sau: họ còn ở đâu nữa, nếu không phải là ở cái
chỗ độc nhất mà thực tại và nội dung của nó, tức là ở gần mày, kẻ hỏi ngớ
ngẩn, - mày mà vì không hiểu biết gì đến chính bản thể mày, nên cũng
giống như chiếc lá trên cây khi thu đến úa đi và khi sắp rụng còn rên rỉ về
sự mất đi của mình và không muốn tự an ủi mình với cái viễn tượng khi
xuân đến, lá xanh tươi tốt lại phủ đầy cây, nhưng chỉ biết than thân trách
phận: “Nhưng đâu có phải tôi! Đó là những lá khác đấy chứ!” Ôi chiếc lá
ngu si! Mày muốn đi đâu? Và các lá kia phải từ đâu đến? Đâu là cái hư
không mà lòng thăm thẳm làm mày phải sợ? - Vậy hãy thừa nhận cái bản
tính của mày, đúng là bản tính quá đầy cái khao khát sống, hãy thừa nhận
nó trong cái nội lực âm thầm linh hoạt của cây khi nào cũng vẫn là một,
cũng vẫn cùng một cây cho tất cả các thế hệ lá, và đứng ngoài vòng sinh
diệt. Và bây giờ thì:

Qualis foliorum generatio, talis et hominum

(Thế hệ lá ra sao, thế hệ người cũng vậy)

Rằng con ruồi, lúc này đây vo ve quanh tôi, tối đến ngủ và mai lại vo

ve, hay tối đến chết đi và sang xuân lại một con ruồi khác từ trứng nó nở ra
lại vo ve, xét cho cùng cũng vẫn là một; vì thế cho nên quan niệm bảo rằng
chúng là hai vật khác hẳn nhau không phải là tuyệt đối, mà là tương đối,
một kiến thức về hiện tượng, không phải về sự vật tự tại. Sáng ra con ruồi
lại có đó, xuân đến nó lại có đó. Cái gì biện biệt mùa đông với đêm tối giùm

nó? - Trong tập Sinh lý học của Burdach

[38]

có đoạn: “Cho đến mười giờ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.