interitum tollebant, quoniam nihil moveri putaban (Parmenides và Melissus
không thừa nhận có sinh có diệt, vì họ tin rằng mọi vật đều bất động). Đồng
thời, cũng có một đoạn văn đặc sắc của Empédocle mà Plutarque có chép
lại trong cuốn Adversus Coloten, như sau:
Stulta, eu prolixas non admittentia curas
Pectora; qui sperant, exstere posse, quod ante
Non fuit, aut ullam rem pessum protinus ire;
Non anmo prudens homo quod praesentiat ullus,
Dum vivunt (namque hoc vitai nomine signant),
Sunt, et fortuna tum conflictantur utraque:
Ante ortum nihil est homo, nec post funera quidquam.
(“Những kẻ tin rằng cái gì trước kia chưa từng có thì không thể có,
hoặc không cái gì có mà lại không tự tiêu diệt và tự hủy hoại tận gốc, đều là
ngu ngốc và thiếu hẳn suy tư sâu sắc. Không một người nào hiểu biết lại
không cho rằng ngày nào mình còn sống (vì họ gọi đó là sự sống), còn bị
phước với họa nhồi đi nhồi lại, mình còn không có ngay cả trước khi sinh,
mình cũng chả là gì, và cũng chả là gì sau khi mình chết.” Và Plutarque còn
nói thêm “Nói như thế chẳng phải là người ta phủ nhận rằng những kẻ được
sinh ra và sống là không có, nhưng đúng ra người ta nghĩ rằng những kẻ
chưa được sinh ra là có và cả những kẻ chết rồi cũng vẫn có”)
Đoạn văn hết sức kỳ khôi, và toàn bài cũng kỳ lạ không kém, trong
cuốn Jacques le fataliste (Jacques anh chàng tin ở định mệnh) của
Diderot
[42]
, cũng đáng được nêu ra ở đây: “Một tòa lâu đài đồ sộ mặt tiền
có hàng chữ: trước khi vào ngươi đã có ở trong, và người sẽ còn ở trong khi
ngươi ra khỏi.”
Đành rằng theo đúng nghĩa thì khi sinh ra, con người đột hiện từ hư
không, thì khi chết đi nó cũng trở lại thành hư không. Nhưng biết được cái
hư không kia đúng ra là gì thì hay quá: vì nếu chỉ thừa nhận cái hư không
thường nghiệm ấy chẳng phải là một hư không tuyệt đối, nghĩa là chẳng là
gì cả, thì một đầu óc tầm thường cũng hiểu nổi. Sự nhận xét thường nghiệm