SIÊU HÌNH TÌNH YÊU, SIÊU HÌNH SỰ CHẾT - Trang 84

Kant, với phương pháp chủ quan của ông từng đề ra cái chân lý rất

đáng kể dù rằng tiêu cực, rằng thời gian không thuộc của sự vật tự tại, vì nó
đã sẵn có trong khả năng quan niệm của ta. Mà cái chết lại là sự chấm dứt
thời gian của hiện tượng thời gian: nhưng, ngay khi ta gạt bỏ thời gian, thì
không còn vấn đề chấm dứt và danh từ này cũng mất hết ý nghĩa. Nhưng
tôi, bằng đường lối khách quan, giờ đây tôi cố sức chứng minh phương diện
tích cực của vấn đề, nghĩa là sự vật tự tại không hề bị xâm phạm bởi thời
gian và bởi những gì do thời gian mà có, như sinh và tử, và ngay cả các
hiện tượng trong thời gian cũng không thể có được cái kiếp sống kia nó
không ngừng trốn và quá gần hư không, nếu như ở chúng lại thiếu một mầm
vĩnh cửu. Hẳn nhiên khái niệm vĩnh cửu tính chẳng phải xây dựng trên một
trực giác; cũng vì thế cho nên nó có một nội dung đặc tiêu cực, nghĩa là chỉ
định một sự hiện hữu vô thời gian. Tuy nhiên thời gian cũng chỉ là một hình
ảnh của vĩnh cửu; và sự hiện hữu thời gian của chúng ta cũng chỉ là một
hình ảnh của bản thể tự tại của chúng ta mà thôi. Bản thể này phải nằm
trong vĩnh cửu, chính bởi vì thời gian cũng chỉ nằm trong hình thức của tri
thức chúng ta: và chính nhờ tri thức này mà ta được biết bản thể của chúng
ta và bản thể của mọi sự vật là nhất thời, hữu hạn và tất diệt.

Trong cuốn sách thứ hai, tôi từng triển khai quan niệm bảo rằng tính

khách quan tương ứng của ý chí như thể sự vật tự tại, ở từng mức độ của
nó, đều là Khái niệm (của Platon), đồng thời trong cuốn thứ ba rằng các
Khái niệm về các hữu thể đều chung một hỗ quan là đề tài thuần túy của tri
thức, vì thế cho nên hiểu biết được các Khái niệm là điều hiếm có và chỉ có
trong những điều kiện nào và từng lúc mà thôi. Trái lại, đối với trí thức cá
nhân nghĩa là trong thời gian. Khái niệm dưới hình thức chủng loại, và
chủng loại là Khái niệm được phô bày và phát triển trong thời gian. Vì thế
cho nên chủng loại là sự khách thể hóa trực tiếp nhất của sự vật tự tại, nghĩa
là của muốn sống. Do đó yếu tính thâm nội nhất của mọi con thú, cũng như
của con người đều nằm trong chủng loại; vậy cái ý chí sống nó biểu thị rất
mạnh mẽ bắt rễ đúng ra không phải ở cá nhân mà ở chủng loại. Trái lại, ý
thức trực tiếp chỉ nằm trong cá nhân mà thôi; vì vậy mà cá nhân tưởng đâu
rằng mình khác chủng loại, và vì thế nó sợ chết. Ở cá nhân, ý chí sống biểu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.