SIÊU HÌNH TÌNH YÊU, SIÊU HÌNH SỰ CHẾT - Trang 85

thị bằng sự đói và sợ chết, ở chủng loại lại bằng bản năng tính dục và bằng
sự tha thiết chăm nom con cái. Phù hợp với điều này, ta nhận thấy thiên
nhiên, vốn không đa mang cái ảo tưởng này của cá nhân, cũng quan tâm
đến sự bảo tồn chủng loại mà thản nhiên trước sự tiêu diệt của cá nhân; đối
với thiên nhiên, các cá nhân chỉ là những phương tiện, còn sự bảo tồn chủng
loại mới là cứu cánh của nó. Cho nên người ta thấy có sự tương phản quá lộ
liễu giữa một đằng nó rất bủn xỉn đối với cá nhân và đằng khác rất phung
phí đối với chủng loại. Thật vậy, với chủng loại riêng một cá nhân mỗi năm
sản xuất hàng ức phôi nha chẳng hạn cây cối, cá tôm, mối, v.v… Trái lại,
trong trường hợp cá nhân, mỗi cá nhân chỉ được cung cấp vừa đủ sức đủ cơ
quan để bảo tồn sự hiện hữu của mình bằng cách phải cố gắng không
ngừng: cho nên một con thú khi bị què hay kiệt lực, thường đành nằm chết
đói. Và khi tằn tiện được, bởi vì người ta có thể không nhất thiết cần đến
một cơ quan nào thì cơ quan đó tức thì bị bãi bỏ, dù rằng như thế là trái với
thường tình. Cho nên chẳng hạn có lắm con sâu không có mắt; tội cho
chúng phải lần đường trong tăm tối bò từ chiếc lá này sang chiếc lá khác; vì
không có vòi, chúng phải nhấc mình quất sang phải rồi quặt sang trái đến ba
phần tư, cho đến khi nào chạm phải một vật gì: nên lắm khi chúng bò qua
miếng ăn nằm ngày cạnh mà không biết. Tuy nhiên, đây là một hậu kết của
cái luật tiết kiệm quy định rằng “thiên nhiên không làm cái gì là thừa”, và
người ta có thể nói thêm rằng “và cũng không bố thí” - Xu hướng này của
thiên nhiên còn được thấy ở điều là một cá nhân càng ở vào cái tuổi dễ sinh
nở càng có khả năng mau lành bệnh; do đó các vết thương cũng dễ hàn và
đau bệnh gì cũng dễ khỏi. Lực sinh dục suy giảm thì các lợi điểm này cũng
suy giảm, và lực sinh dục triệt tiêu thì các lợi điểm này cũng kém hẳn: vì
lúc này, dưới con mắt của thiên nhiên, cá nhân không còn có giá trị gì nữa.

Nếu giờ đây ta thử đưa mắt nhìn qua hệ thống sinh vật, từ giống thủy

mẫu đến con người, tuần tự theo cấp bậc ý thức, ta hẳn nhận thấy cái kim tự
tháp tuyệt diệu này đu đưa không ngừng vì cái chết không ngừng của các cá
nhân; tuy nhiên, nhờ có sợi dây sinh dục trong lòng các chủng loại, nó vẫn
đứng vẵng qua dòng thời gian vô tận. Vậy thì, xét theo các điều trên đây, cái
khách quan, tức chủng loại, có thể nói là bất diệt, cái chủ quan vốn chỉ là sự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.