là câu cổ ngôn: ex nihilo nihil fit, et in nihilum nihil potest reverti (không
thể có gì phát sinh từ hư không, và không có gì có thể trở về hư không).
Cho nên Théophraste Paracelse đã nói rất đúng, rằng “cái linh hồn ở nơi tôi
phát sinh từ một cái gì đó; cho nên nó sẽ dẫn đến hư không, chỉ vì nó đến từ
một cái gì đó”. Luận điệu của ông đúng. Nhưng đối với ai cho rằng sự khai
sinh của con người là khởi thủy tuyệt đối của nó thì sự chết hẳn phải là
chung cục tuyệt đối. Vì cả hai đều là những cái gì đồng một chiều hướng:
do đó người ta chỉ có thể quan niệm mình là bất tử khi đồng thời người ta
cũng nghĩ rằng mình không từng được sinh ra, và trong cùng một chiều
hướng. Sinh là gì thì tử cũng là thế, theo yếu tính và ý nghĩa của nó; chính
cùng một đường mà vạch theo hai chiều vậy. Nếu sinh là xuất hiện thực sự
khỏi hư không, thì tử cũng là tiêu diệt thực sự. Nhưng đúng ra, tính bất diệt
của bản thể đích thực của ta nếu có thì chỉ có thể lí hội được nhờ ở tính vĩnh
cửu của nó, và do đó tính bất diệt ấy không thuộc thời gian. Giả thiết bảo
rằng con người được cấu tạo từ hư không tất phải đưa đến giả thiết bảo rằng
cái chết là chung cục tuyệt đối của nó. Về điểm này, Cựu ước do đó hoàn
toàn hợp lẽ: vì một chủ thuyết bất tử không thể phù hợp với ý niệm cấu tạo
từ hư không. Ki tô giáo trong Tân ước hàm chứa một chủ thuyết như vậy,
nguồn cảm và dĩ nhiên rất có thể cả gốc rễ của nó đều có Ấn tính, dù rằng
phải qua sự trung gian của Ai Cập. Nhưng quan niệm này thích hợp với cái
thân Do Thái và minh triết Ấn hẳn đã tự ghép lên thân này trên đất Chúa,
cũng tựa như thể ý niệm tự do ý chí tự ghép vào quan niệm cấu tạo ý chí,
hay như thể: Humano capiti cervicem pictor equinam Jung-ere si velit (Một
họa sĩ, nếu muốn, có thể nối một cổ ngựa với cái đầu người) (Horace
[43]
,
Art Poétique).
Đã không hẳn độc đáo lại gặp phải đề tài gay tất nhiên không hay. -
Trái lại, Bà la môn giáo và Phật giáo đều thừa nhận một lý luận vững chãi
và cả sự tồn tại sau cái chết lẫn một kiếp sống trước khi sinh, kiếp sống hiện
tại chỉ là để chịu sự báo ứng của những lỗi lầm của kiếp trước. Đoạn sau
đây trích trong cuốn Lịch sử triết học Ấn Độ của Colebrooke
[44]
: “Chống
lại thuuyết của các Bhagavatas, mà chỉ có phần nào là tà mà thôi, điều mà
Vyassa phản đối mạnh nhất là điều bảo rằng linh hồn tất không vĩnh cửu