phải kết luận rằng thời nào thì chúng ta cũng vẫn có. Vì chúng ta chính là
cái thể tính mà thời gian đón nhận ở nó, để lấp đầy cái trống không của nó:
vì thế cho nên cái thể tính ấy chiếm trọn thời gian, hiện tại, dĩ vãng và
tương lai, cũng như nhau, và chúng ta cũng không thể nào rơi ra khỏi kiếp
sống cũng như ra khỏi không gian. - Nói đúng ra, ta không thể nào quan
niệm được rằng một cái gì đã từng có đấy với tất cả cái hiệu lực của thực
tại, lại có lúc tiêu tan vào không không, để rồi không bao giờ còn có nữa
suốt cả một thời gian vô tận. Từ đó thoát thai cái chủ thuyết Ki tô về sự
phục sinh của mọi sự vật, cái chủ thuyết Ấn về sự tái tạo thế gian do Phạm
thiên, cùng nhiều chủ thuyết tương tự khác của các triết gia Hy Lạp.
Sau hết, cái bí quyết thâm sâu của sự thể hữu và phi hữu của chúng ta
mà các chủ thuyết kia cũng như các chủ thuyết liên hệ ra công biện minh,
dựa vào sự kiện bảo rằng chính cái nó tạo thành một liên tục vô tận thời
gian trên phương diện khách quan, thì trên phương diện chủ quan, lại là một
điểm, một hiện tại bất khả phân, luôn luôn hiện hữu; nhưng ai là người hiểu
thết? Chính Kant là người đã lý giải quan điểm này một cách minh bạch
nhất, trong chủ thuyết bất diệt của ông về ý tưởng tính của thời gian và thực
tính độc nhất của sự vật tự tại. Vì từ thuyết này, ông biện giải rằng yếu tính
đích thực của các sự vật, của con người, của thế giới nằm nhất định và bất
động trong cái Nunc stans, nằm trong đó và nhất quyết ở đó, và rằng chuỗi
hiện tượng và biến cố chẳng quan chỉ là một kết thúc của cái quan niệm của
chúng ta về cái yếu tính kia qua sự trung gian của thời gian, tức là cái hình
thức kia của trực giác của chúng ta. Do đó, thay vì bảo người ta: “Khi được
sinh ra là các người đã đạt được thể tính, nhưng các người là bất diệt”, ta
nên bảo họ: “Các người không phải là hư không”, và chỉ dạy cho họ hiểu
điều này, theo ý nghĩa của lời nói mà người ta bảo là của Hermès
Trismégiste
[46]
: Quod enim est, erit semper (Cái gì hiện có sẽ có mãi). Tuy
nhiên, nếu ta không thành công, và họ vẫn sợ sệt than vãn: “Tôi thấy mọi
người sinh ra từ không không để rồi trong một thời gian ngắn lại rơi vào
không không; đời tôi cũng thế, giờ đây thuộc hiện tại, rồi chả mấy lúc lại
rơi vào một dĩ vãng vô tận, và tôi sẽ chẳng còn là gì nữa” - thì tốt hơn ta
hãy bảo họ: “Thế anh chả có đó là gì? Cái tặng phẩm quý kia mà mọi