Nhưng hai cái này không bao giờ đi đôi được với nhau, vì trên căn bản
chúng chống đối nhau. Trái lại, điều rất chính đáng, chính là cái thâm tín
trực tiếp bộc phát trước những hành động cao đẹp, rằng tinh thần thương
yêu, nó thúc dục người này tha mạng cho kẻ thù, người kia bất chấp hiểm
nguy cho sinh mạng mình tận tình giúp đỡ một người mà trước đây mình
không hề quen biết, cái tinh thần thương yêu ấy không bao giờ tan rã và tiêu
diệt.
Lời giải đáp sâu sắc nhất cho vấn đề tồn tại của cá nhân sau khi chết là
lời giải đáp nằm trong chủ thuyết vĩ đại của Kant về ý tưởng tính của thời
gian; ở đây chủ thuyết ấy đã tỏ ra đặc biệt dồi dào về hậu kết và đặc biệt
phong phú, vì nó thay thế bằng một quan niệm hoàn toàn lý thuyết nhưng
được chứng minh rất rành rọt những giáo điều không bằng lối này thì bằng
lối khác cũng đều đưa đến phi lý, đồng thời nó lại bỏ hẳn một cách dứt
khoát cái vấn đề siêu hình gai góc nhất. Bắt đầu, chấm dứt và tồn tại đều là
những ý niệm mượn ý nghĩa độc ở thời gian đã có. Tuy nhiên thời gian
không có hiện hữu tuyệt đối, không phải là hình thức và cách thức của bản
thể tự tại của các sự vật, mà chỉ là hình thức của tri thức của chúng ta về sự
hiện hữu và yếu tính của bản thể chúng ta và của mọi sự vật, và do đó rất
thiếu sót và bị giới hạn theo các hiện tượng riêng thôi. Cho nên các ý niệm
chấm dứt và tồn tại chỉ được áp dụng theo các hiện tượng, chứ không phải
theo cái gì biểu thị ở chúng, tức là bản thể tự tại của các sự vật; đem áp
dụng cho bản thể này, các ý niệm ấy chả còn có ý nghĩa gì cả. Người ta
cũng nhận thấy điều này ở chỗ không sao giải đáp nổi vấn đề phát xuất từ
các ý niệm thời gian ấy, và ở cái tính chất quyết định của các vấn nạn kèm
theo mọi biểu kiện của một lời giải theo chiều này hay chiều kia. Đành rằng
người ta có thể cho là bản thể tự tại của chúng ta sau khi chết vẫn còn, bởi
vì nó chết là sai, nhưng cũng có thể cho rằng nó chết vì nó còn sống là sai:
xét cho cùng thì cả hai đều đúng. Do đó về điểm này, ta có thể đề ra một cái
gì tương tự như tương phản. Tuy nhiên một tương phản chỉ độc dựa vào
những phủ định. Không chừng người ta phủ nhận hai tân từ tương phản đối
lập của đề tài phán xét, nhưng chỉ phủ nhận bởi vì toàn thể loại tân từ này
không thể áp dụng cho đề tài ấy. Tuy nhiên nếu người ta lại phủ nhận hai