tục sưu tầm. Trang ấy Hanah đã làm rách rồi vứt đâu mất, nhưng bộ tem thì
nó vẫn để trên giá sách trong phòng riêng, tuy không còn hay mở ra như
trước.
Tôi quên không kể rằng, bố tôi kèm trong bức thư gửi cho chúng tôi một
tấm ảnh gia đình riêng của ông. Trong ảnh, bố tôi không thay đổi mấy, tóc
chưa bạc và da vẫn phẳng, vợ ông thì ngược lại, bệ vệ, không ra nghiêm
khắc cũng không hẳn dễ dãi, một thằng bé khoảng hơn mười tuổi đứng
giữa hai người, lúc đó tôi mới biết họ có con trai. Đó cũng là lần đầu tiên
và duy nhất tôi gặp những ai có thể gọi là thân - mẹ kế và em cùng cha
khác mẹ - tất nhiên là gặp trên ảnh chứ không phải ngoài đời. Năm năm trôi
qua, tôi không nhận thêm thư từ gì của họ. Tôi nhớ năm năm một cách
chính xác vì căn cứ vào ngày sinh của Hanah mà tính ra.
Sau hai cuộc thẩm vấn, các thanh tra cảnh sát bảo tôi sẽ không còn bị gọi
lên đồn nữa. Họ đưa cho tôi hai tấm danh thiếp, có ghi cả số điện thoại di
động, bắt tay tôi rồi nói: “nếu có tin hoặc nhớ thêm điều gì thì liên lạc gấp,
ngay cả muộn cũng không sao”. Tôi hỏi lại: “muộn nhất là mấy giờ?”, vẻ
như vô tình . Thanh tra trưởng đồn bảo: “nửa đêm, chẳng may không gặp
thì nhắn lại”. Thanh tra phó đồn ngần ngừ một chút rồi thêm: “nói vậy thôi,
chứ không có tin gì đâu, trường hợp này có vẻ nan giải đấy”. Xong vỗ vào
vai tôi nói: “đời là vậy, đừng mất công buồn!”.
Hai ngày sau, đang giờ làm việc thì tôi nhận được điện thoại của một người
lạ mặt. Hắn ta tự giới thiệu là Delon, đại úy cảnh sát. Sau khi nhắc lại tên
một lần nữa, hắn ta nói được sở Nội Vụ thành phố giao nhiệm vụ theo dõi
trực tiếp cuộc truy tìm T trên toàn lãnh thổ nước Pháp. Tôi nhìn sang Paul,
rồi nói nhỏ vào điện thoại rằng giờ ăn trưa sẽ liên lạc lại. Đầu máy bên kia
tặc lưỡi một cái, vẻ không hài lòng lắm, nhưng cũng để lại số điện thoại rồi
đặt máy xuống. Tôi nghe một tiếng tách khô khan. Paul không phản ứng, có
lẽ không biết chuyện T mất tích, cả công ty đang bận một đề án mới, ban
giám đốc vừa triển khai thêm một dây chuyền sản xuất dược phẩm nữa tại