luận nhiều quá, làm tôi vẫn chẳng có chút hứng thú nào. Chắc chắn tôi cũng
chỉ là người thường thôi mà.
[3] Tức Natsume Soseki
夏目漱石(1867-1916), nhà văn Nhật nổi tiếng thời
Minh Trị, sáng tác nhiều tiểu thuyết kinh điển như “Cậu ấm” (
坊ちゃん
Bocchan), “Từ đó về sau” (
それからSorekara), “Tiếng lòng” (Kokoro こ
ころ)...
[4] Tokutomi Roka
徳富蘆花 (1868-1927), tiểu thuyết gia Nhật Bản, sáng
tác “Nhật ký kỷ niệm” (Omoide no ki
思出の記), “Tròng đen và mắt xám”
(Kuroime to chairo no me
黒い眼と茶色の目)...
[5] Mori Ogai
森鴎外(1862-1922) nhà văn, nhà phiên dịch, nhà phê bình
nổi tiếng thời Minh Trị. Các tác phẩm chính “Vũ nữ” (Maihime
舞 ),
“Nhạn” (Gan
雁), “Gia đình Abe” (Abe ichizoku 安 部 一 族 ); các dịch
phẩm chính “Faust” của Goethe, “Ư mẫu ảnh” (Omokage
おも影)...
[6] Arishima Takeo
有 島 武 雄 (1878-1923), tiểu thuyết gia, sáng tác
“Tuyên ngôn”
宣言, “Một người” ある女..., tự sát cùng người tình Hatano
Aikiko.
Trong số những tác gia mới hồi đó như Mushano Koji[7], Shiga[8], rồi thì
Tanizaki Junichiro, Kikuchi Kan, Akutagawa[9], tôi chỉ thích mỗi truyện
ngắn của Shiga Naoya với Kikuchi Kan mà thôi. Mặc dù Serikawa cứ cười
chê tôi là tư tưởng thấp kém hay đại loại như vậy nhưng đối với những tác
phẩm mà lý luận nhiều quá là tôi không thích thú gì. Serikawa mỗi lần đến
chơi mang theo bao nhiêu là tiểu thuyết và các tạp chí mới ấn hành, giải
thích cho tôi các chương mục tiểu thuyết và còn cả những tin đồn về các tác
gia khiến tôi thấy làm lạ là tại sao bạn ấy lại say mê đến thế. Và rồi cuối
cùng, một ngày kia tôi đã phát hiện ra cái có thể là nguyên nhân của niềm
đam mê ấy của Serikawa. Thường thì con gái hễ chơi thân với nhau là hay
cho nhau xem các album ảnh của mình và Serikawa cũng mang một tập ảnh