TAM QUỐC CHÍ - NGÔ CHÍ - Trang 32

Tổ chiếm ở đầu nguồn, Trần Đăng li gián kẻ tim bụng của Sách, lại có họ
hàng lớn mạnh ở nơi sâu hiểm, nhưng chưa quy phục hết. Tào, Viên tranh
giành, thế rung núi biển, Sách há dễ đem quân đi xa đến Nhữ, Dĩnh, dời Đế
về đất Ngô, Việt chăng? Dẫu kẻ ngu đần cũng soi thấy, huống chi Sách có
phải là kẻ biết sức mình? Lại xét Viên Thiệu vào năm Kiến An thứ năm đến
Lê Dương, mà Sách đến tháng tư bị hại, mà sách chép Sách nghe tin Tào
Công chống nhau với Viên Thiệu ở Quan Độ, là lầm vậy. Lời nói về việc
đánh Đăng, là chứng cứ vậy. Lại nữa Giang Biểu truyện nói rằng Sách biết
hết quân sĩ của Hàn Đương, nghi rằng đấy là giả, lại bắn chết một người.
Ôi ba quân tướng sĩ cũng có kẻ mới vào, Sách là Đại tướng, có thể biết hết
sao? Cho nên không biết mà lại giết chúng, không phải là cách đối xử của
Sách vậy. Lại còn Sách bị giết vào năm thứ năm, mà trận Liễu Thành xảy
ra vào năm thứ mười hai, do đó thấy Cửu châu Xuân thu chép rất sai lầm.

Thần Tùng Chi xét: Phó Tử cũng nói Tào Công đánh Liễu Thành, muốn

đánh úp đất Hứa. Ghi chép như thế, sao lại sơ sài vậy! Nhưng sự chê bai
của Tôn Thịnh, không phải là đều đúng. Hoàng Tổ lúc trước bị Sách phá,
sức mạnh chưa phục, nhưng tôi chủ Lưu Biểu vốn không cùng chí. Dẫu tại
đầu nguồn, sao có thể uy hiếp được đất Ngô Cối? Cuộc dấy binh của Sách,
phải là đánh Trần Đăng trước, nhưng nơi dấy binh, không chỉ đánh Trần
Đăng mà thôi. Bấy giờ, họ hàng mạnh mẽ, tướng súy cứng mạnh, bọn Tổ
Lang, Nghiêm Hổ bắt diệt đã hết, bọn còn lại như giặc Sơn Việt, sao đủ
thành mối lo? Vậy thì điều mà Sách mưu tính, không thể nói là không dễ
vậy. Nếu khiến cho chí Sách thành đạt đươc, quyền lớn trong tay thì vùng
sông Hoài, sông Tứ đều có thể đánh được, sao phải chỉ có chí thu lấy vùng
ngoài sông Giang, dời Đế đến vùng Ngô, Việt? Xét Ngụy Vũ kỉ, Vũ Đế vào
năm Kiến An thứ tư đã ra đóng quân ở Quan Độ, trước khi Sách chưa chết,
gây binh với Viên Thiệu lâu ngày, vậy thì điều mà Quốc chí ghi chép không
phải là sai lầm. Còn như tên khách của Hứa Cống, không nghe nói kẻ tiểu
nhân, vậy mà cảm kích ân tri ngộ, vì nghĩa mà quên mạng sống, rút cuộc ra
tay mạnh mẽ, có cái oanh liệt sánh với thời xưa vậy. Kinh Thi nói: “Quân
tử có mưu lớn, tiểu nhân cùng gần gũi”. Khách của Cống là người như thế.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.