đó liền vẽ hình con ruồi. Dâng lên vua xem, Quyền cho là như con ruồi
thật, cử tay mà bắt. Người huyện Cô Thành là Trịnh Ẩu giỏi xem tướng
người, cùng với Phạm, Đôn, Đạt là tám người, người đời khen là thần diệu,
gọi là ‘bát tuyệt’
vậy. Tấn dương thu chép: Nước Ngô có Cát Hành, tự
Tư Chân, hiểu rõ thiên văn, lại có tài khéo, làm ra máy ‘hồn thiên’, đặt quả
đất trong đó, lấy máy mà làm cho chuyển động, trời chuyển thì đất dừng, ở
trên ứng với quỹ đạo.
Bình rằng: Ba người đối với thuật số đều giỏi vậy, suy nghĩ thần kì thay!
Nhưng bậc quân tử để lòng ở chỗ thần minh, nên hợp với nơi xa nơi lớn,
cho nên gọi là kẻ sĩ hiểu biết thì phải bỏ cái thuật ấy mà tìm lấy việc của
bậc quân tử vậy.
Tôn Thịnh nói: “Ôi, dựa vào thuật huyền hoặc chưa chắc đã đúng mà
đoán xét việc mai sau, dẫu là Bì Táo-Tể Thận
còn sai sót nữa là, huống
chi là cái thuật số thấp kém ấy? Sách sử nước Ngô chép rằng Đạt biết miền
đông nam sẽ có khí của Đế vương cho nên nhanh chân vượt sông. Nhà
Ngụy thay nhà Hán, nhận lệnh ở Trung Nguyên, vậy mà Đạt không xem
biết trước cái mầm mống ấy mà lại trốn dạt đến miền Ngô-Việt. Lại không
biết cái thấp kém của thuật số, cho nên bấy giờ bị đỗi đãi bạc bẽo, há lại
hiểu rõ mệnh trời và biết xét điềm báo của bậc Đế vương sao? Ngày xưa
vua hiền xem tượng của trời đất để vẽ nên hình của tám quẻ, cho nên liền
lập thành cách bói cỏ thi, biến hóa hình tượng ở sáu hào, cho nên ba loại
kinh Dịch dẫu khác nhưng ý nghĩa của quẻ vẫn là một, há có lập quẻ tính
đếm để suy sâu xét xa, chú ý đoán bói mà biết được việc sắp xảy ra sao?
Thói thường ưa lạ, nói bừa là thần kì. Như cái chẳng hai là cái mà Trọng
Ni vứt bỏ. Cho nên quân tử chú ý ở điều hay, không chọn ở thuật ấy. Thần
là Tùng Chi cho rằng: Tôn Thịnh nói: “Quân tử chú ý ở điều hay, không
chọn ở thuật ấy”. Đấy là có ý bàn xét người khác, không có ý mới vậy. Các
lời chê khác thì đều không có lí. Vì sao? Từ lúc Trung Nguyên nhiễu loạn
đến năm Kiến An, trong mấy chục năm, dân chúng chết cả, đến như có ít
lúc yên ổn, cũng chỉ là một phần trăm thôi. Miền Giang Tả dẫu có binh đao
nhưng không bằng cái khổ cực của Trung Quốc, đấy há chẳng phải Đạt