lời nói thẳng, vâng theo mệnh trời, kính nhận nghiệp vua, vậy thì giáo hóa
sáng rõ, người trong thiên hạ trông mong vậy.
Kinh truyện chép: ‘Vua của nước hưng thịnh thì xem dân như con đỏ,
vua của nước sắp mất thì xem dân như cỏ rơm’. Ngày xưa bệ hạ ẩn ý sáng
suốt, tỏ đức ở miền đông, có phong thái bậc thánh triết như rồng bay thẳng
trời, khiến cho bốn cõi ngoái cổ, tám phương liếc mắt, nếu nêu cao giáo
hóa thì tất chỉ thành trong sớm tối vậy. Nhưng từ khi lên ngôi đến nay, pháp
lệnh rườm rà, tô thuế thêm nhiều, nội quan trong cung chia ra các châu
quận bày đặt lao dịch, mưu cầu lợi riêng, trăm họ gặp phải cảnh hao tổn,
dân đen mệt mỏi vì cái mong muốn không cùng, già trẻ đói rét, sắc mặt
nhợt nhạt, mà quan lại ở đấy lại lấn ép gây khó, hình pháp nghiêm nghiêm
ngặt, làm cho dân khổ. Cho nên sức dân không gánh nổi, nhà cửa li tán, kêu
tiếng than thở, cảm thương sụt sùi. Lại nữa lính thú ở ven sông, ở xa nên
mở mang bờ cõi, ở gần phải giữ đất phòng nạn, nên được đãi hậu để đợi lúc
có việc, vậy mà kêu gọi phát động, kéo đến tụ tập, áo chẳng vẹn cúc ống,
ăn chẳng đủ sớm tối, ra thì đến chỗ nạn mũi chọn, vào thì chuốc nỗi buồn
không vui. Do đó cha con bỏ nhau, kẻ làm phản nổi lên. Mong bệ hạ nới
lỏng tô thuế, cứu chẩn người nghèo cùng, giảm những việc không cần gấp,
bớt xén hình phạt, vậy thì trong nước vui mừng, giáo hóa tràn khắp. Dân là
gốc của nước, lương thực là mạng sống của dân vậy. Vậy mà nay nước
không chứa lương thực đủ một năm, nhà không còn lương thực một tháng,
lại còn những kẻ chỉ ngồi ăn trong hậu cung có đến hơn vạn người. Trong
có cái oán li tán, ngoài có cái tổn phí hao mòn, khiến cho kho tàng trống
rỗng đến nỗi không có dùng, quân dân đói đến nỗi phải bã cám.
Lại nữa giặc bắc đảo mắt, dòm ngó cái thịnh suy của nước ta, bệ hạ
không cậy vào oai đức của mình mà chỉ dựa vào việc giặc không đến, trong
nước thì khốn cùng mà khinh địch không cho đấy là cái nạn, đấy thực
chẳng phải là kế sách cốt yếu để giữ tông miếu vậy. Ngày xưa Đại Hoàng
Đế chăm chỉ làm việc, lập nghiệp ở cõi nam, cắt chiếm sông núi, mở đất
vạn dặm, dẫu gặp thời vận nhưng thực là do sức người vậy. Qua mấy lần
nối, đến thời bệ hạ, bệ hạ nên sùng kính đức hạnh để nêu rõ cái oanh liệt