tượng đó có thể là hơi thở, hay hình hài của mình.
1. Bài tập thứ nhất là nhận diện hơi thở:
Thở vào, tôi biết tôi đang thở vào.
Đây cũng là một sự giác ngộ, không cần phải tu tám năm hay hơn nữa ta mới có
giác ngộ. Ngày thường thở vào, ta không biết là ta thở vào. Bây giờ thở vào, ta để
tâm và biết là ta thở vào, ta là một cái gì linh động. Ngay hơi thở đầu, tôi biết là tôi
đang thở vào, tôi biết có hơi thở vào đang xảy ra, đó là một sự giác ngộ.
2. Bài tập thứ hai là theo dõi hơi thở:
Thở vào, tôi theo dõi hơi thở vào từ đầu tới cuối.
Ta sống với sự giác ngộ một cách liên tục. Ví dụ như khi ta thở vào trong bốn
giây thì ta có bốn giây giác ngộ. Có giác ngộ và có sự duy trì giác ngộ.
3. Bài tập thứ ba là nhận diện hình hài, gọi là thân hành giác
. Giác là ý
thức.
“Thở vào, tôi ý thức rằng tôi có một hình hài.”
Đó đã là sự giác ngộ rồi, ta không cần phải đi tìm giác ngộ ở đâu xa. Đây là một
phương pháp rất khoa học. Ta hòa giải và trở thành một với hình hài, và tình trạng
phóng thể bắt đầu chấm dứt.
Mỗi ngày, anh để ra 12 giờ đồng hồ cho máy tính, mà anh quên là anh có một
hình hài. Một số thầy và sư cô phải dùng máy tính để làm việc cho chúng, nhưng họ
cài vào máy một tiếng chuông. Cứ mỗi 15 phút làm việc thì có một tiếng chuông.
Mỗi khi nghe tiếng chuông, ta dừng lại, không làm việc nữa: Thở vào, ý thức rằng
ta có một hình hài và làm cho hình hài lắng dịu.
Hôm hướng dẫn cho 600 người của trung tâm Google ở Mountain View, tôi
cũng đề nghị phương pháp thực tập này. Ở đó, tôi biết có người phải dùng máy tính
trên 12 giờ đồng hồ mỗi ngày. Thỉnh thoảng, nếu có một tiếng chuông đánh thức, ta
có cơ hội trở về với hình hài của mình, có mặt, chăm sóc và làm lắng dịu hình hài.
4. Bài tập thứ tư của kinh An Ban Thủ Ý là làm lắng dịu hình hài của mình:
Thở vào, tôi làm lắng dịu hình hài của tôi.
Hình hài của tôi đang đau khổ, bơ vơ, đang bị chính tôi bỏ bê và đối xử một cách
tàn tệ. Bây giờ, tôi trở lại chăm sóc nó. Trước hết, tôi thở như thế nào để hình hài
http://tieulun.hopto.org