ngờ đâu đến nay mẹ chàng vẫn phải đâm ngược chạy xuôi, lo lắng vất vả,
túng quẩn từng đồng xu, vậy mà con thi nghiễm nhiên đóng một vai công tử,
ở vào nơi tiền nghìn bạc vạn, coi của như rác, khinh người như mẻ!
Giá ai biết cách sinh hoạt của bà Cử khô sở dường bao, lại thấy Điệp được
sung sướng lịch sự như thế này, nay ô tô hòm kín đi chỗ nọ, mai xe lửa hạng
ba đi chỗ kia, hầu người này, chào người khác, mà đến mẹ thì chẳng đoái
hoài, ắt hẳn cho chàng là bất hiếu. Nhưng oan cho Điệp quá. Chàng ở đây, có
chịu được, những cái đài các đâu. Nhiều khi chàng thấy nó phiền phức, tục
tĩu, khó chịu quá. Nhất là chàng bị ông Chánh án bắt mặc quần áo tây, chải
đầu bóng và tập tành lối giao thiệp theo kiểu nhà quan, lại sáng sữa bò điểm
tâm, chiều “phó-mát” tráng miệng, chàng sực nghĩ đến mẹ bồ nâu áo vải,
phải lo chạy bữa gạo hôm sau, thì miếng đỉnh chung nuốt vào mà hai hàng lã
chã. Lắm lúc chàng thèm thuồng cái cảnh nghèo túng thuở trước ở cạnh mẹ.
Điệp tự cho là khốn nạn nhất trong những người khốn nạn, Thuý Liễu đẩy
Lan đi để tranh lấy địa vị mà chàng phải nhận là vợ. Ông Chánh án lừa chàng
làm cho chàng cùng Lan phải chia uyên rẽ thúy, lại giết của chàng cả chữ
hiếu lẫn chứ tình, mà chàng phải gọi là bố vợ! Đau đớn cho chàng nữa là
Thuý Liễu có mang, đích thực có mang rồi! Hèn nào ông Chánh án chẳng cố
ép chàng lấy Thuý Liễu, mà bỏ cả tiền bắt cưới ngay lập tức! Chàng căm hờn
ông Chánh án khinh chàng không bằng con chó; con chó, đánh nó, nó còn
biết kêu, chứ chàng đã mắc vào tròng là chịu chết mất ngáp. Vậy ra chàng
hèn quá, nhục quá. Nghĩ đến nguồn cơn, chàng uất lên, rạo rực trong người
chỉ mong thổ máu ra để được chết!
Nghĩ lại mấy dòng chữ nguệch ngoạc trong thư nặc danh thật là những
mũi tên độc bắn vào trái tim chàng cho chàng thật chết. Mà thực, chàng chỉ
sống về phần xác, còn phần hồn, Lan đã lấy đi từ lâu, nay lại mang nó đi đâu
mất rồi, tìm đâu cho thấy nữa! Mà chàng còn muốn tìm nó về làm chi? Như
thế chàng có sống cũng chỉ là sống gượng, chờ cho đến ngày thần Chết làm