quanh ngọn đèn trò chuyện.
Bà Phủ năm nay ngoài ba mươi, nhưng bà cứ thích làm như bà cụ, bởi vì
bà là bà lớn. Bà béo lắm, nhưng vì mới có việc phải lo nghĩ, nên bà sút đi mất
đến bốn cân, chứ độ hai tháng nay, bà còn chê bà Bố Tuyên là không được
bằng nửa bà, vị này chỉ được ngót bốn mươi ky-lô thịt.
Bà trông sang chỗ lũ con, thấy thằng Vũ đang há hốc miệng ra nghe ba
thằng bé khoe bộ áo mới, bộ giầy đẹp, và các đồ chơi mua về'! Bà nhìn, bà
nhìn mãi thằng Vũ, rồi bỗng dưng nét mặt bà hầm hầm, như muốn cố tìm
kiếm lấy được một câu gì để mắng. Bà gắt:
- Thằng Vũ! Mày không biết lấy giầy cho chúng nó thay à!
- Thằng Vũ?
Hoàng Trần Vũ, ngay từ năm nó mới lên mười tuổi, nó đã sớm biết hơn
các trẻ khác, vì nhờ trời, nó khổ hơn các trẻ cùng tuổi, tuy địa vị nó là con
quan.
Thực vậy, nó là con ông Phủ Hoàng Xuân Long; nhưng mà ông quan hay
ông dân thì cũng là người cả; nên ông Hoàng Xuân Long là cha thằng Vũ,
cũng có thế đối với thằng Vũ như những người cha ghét con khác. Thằng Vũ
không được cha mẹ nó yêu như ba em của nó, là thằng Hoàng Mạnh Ly,
Hoàng Trọng Quy và Hoàng Quý Phượng. Mấy hôm nay cha thằng Vũ về
nhà quê có kỵ ông nội nó. Cả nhà được theo về, duy một mình nó phải ở lại.
Nó cũng muốn về, vì tính trẻ con thấy được đi thì thích, nhưng cha mẹ nó
không bảo nó sắm sửa quần áo, nên nó không dám xin. Cái không dám đã là
cái đặc tính của nó từ thuở nó biết nói, biết đòi, bởi vì nó xin cái gì cũng
không được bao giờ, nó lại còn phải mắng phải đánh nữa. Cha mẹ nó bắt nó
bày đình bày chùa cho các em nó chơi, vì không có nó chơi với các em nó, thì
các em nó buồn. Đến mái mãi không thuộc được hai mươi bốn chữ cái, mới