muốn nhờ người đưa lên chào bà Phủ, nhưng hẳn bà Phủ chẳng biết chàng là
ai, mà chàng sợ nhất cái lối phải cung khai gia phả cho bà hiểu. Mà vị tất bà
đã hiểu Điệp là hạng người nào, và nên gọi bằng gì. Như thế hẳn bà bảo:
- Ừ xuống nhà khách ngồi chơi.
Cái lối xách mé khinh người ấy, Điệp không thể chịu được. Chỉ có ông
Phủ biết chàng nên ông khéo léo, gọi chàng bằng cháu và xưng là chú, vì
chàng vẫn thưởng gặp ỏng ở nhả ông Phán là nhà chàng trọ học. Nhân có ông
Phán nói chuyện, nên ông Phủ mới biết chàng là con bạn ngày xưa.
Điệp chờ mãi, chờ mãi. Thỉnh thoảng thấy tên lính bưng thúng gạo hay bu
gà xuống nhà tư, chàng vẫy, nhưng nó nhìn chàng một cách bỡ ngỡ mà không
lại.
Bao nhiêu điều vui vẻ Điệp tưởng tượng trong khi đi đường, đến nay thấy
trái hẳn lại, chàng tức quá. Nhưng làm thế nào? Bổn phận chàng phải đến tạ
ơn ông Phủ. Đáng lẽ chàng phải đi ngay từ ngày mới đỗ mới phải, song chỉ vì
chưa lo được tiền hành lý nên mới nấn ná đến tận bây giờ, đến nỗi chàng phải
áy náy mãi.
Điệp ngồi hơn một giờ đồng hồ, ruột nóng như sôi. Thơ thẩn một mình
chàng muốn ngắm tạm cô tiểu thư cho đỡ buồn ngủ, nhưng không trông thấy
nữa, vì cô cũng ngủ từ bao giờ, úp quyển sách lên mặt. Trên ghế xù xù một
đống có mặc áo quần.
Nhưng chẳng bao lâu - đó là nói văn chương, chứ lâu cho Điệp lắm rồi -
hồi trống tan hầu làm cho tan cả sự thất vọng của Điệp. Điệp thấy cô tiểu thư
mở choàng mắt dậy và chạy đi mất. Cánh cửa công đường mở ra, ông Phủ bệ
vệ đi xuống.
Có lẽ vì phải chờ lâu mà Điệp đã chất chứa nhiều nỗi ác cảm trong lòng,