khát muốn diễn tả nỗi đau của mình và thảm họa mà ông đã chứng kiến qua
hội họa, thứ nghệ thuật mà cho mãi đến ngày đó ông vẫn coi thường và cho
là sự lăng mạ đấng Allah; và như thế, với mớ giấy luôn mang theo bên
mình, ông vẽ lại những gì đã thấy từ đỉnh tháp. Sự hồi sinh thần diệu suốt
ba trăm năm trong nghệ thuật minh họa Hồi giáo sau cuộc xâm lược của
Mông Cổ có được là nhờ yếu tố đó, cái đã phân biệt nó với nghệ thuật của
những kẻ ngoại giáo và dân Thiên chúa giáo; nghĩa là, nhờ việc mô tả thế
giới đầy khốn khổ từ vị trí trên cao như của Thượng đế, đạt được bằng cách
chẳng vẽ gì ngoài một đường chân trời. Chúng ta có được sự hồi sinh này
nhờ đường chân trời, và cũng nhờ việc lớn Shakir đi về phương bắc sau khi
ông chứng kiến vụ tàn sát - theo hướng mà các đạo quân Mông Cổ từ đó
đến - mang theo bên mình những bức tranh của ông và tham vọng minh họa
trong tim; tóm lại, chúng ta mang nợ rất nhiều việc ông tìm hiểu kỹ thuật vẽ
tranh của các bậc thầy Trung Hoa. Vì vậy, rõ ràng khái niệm thời gian vô
tận vốn nằm trong tim những người sao chép và thư pháp Ẳ Rập suốt năm
trăm năm rốt cuộc thể hiện không phải trong chữ viết mà trong hội họa.
Chứng cứ về điều này nằm trong sự kiện rằng những tranh minh họa trong
các bản thảo và tập sách vốn bị xé vụn và biến mất đã chuyển vào những
cuốn sách khác và những tập khác để tồn tại mãi mãi trong vai trò hé lộ cõi
trần thế của đấng Allah.
BA
Ngày xưa, không quá lâu mà cũng không gần đây lắm, mọi thứ đều bắt
chước những thứ khác, vì thế, nếu không vì tuổi già và cái chết, con người
sẽ không bao giờ hiểu biết gì hơn về hành trình của thời gian. Phải, khi cõi
trần thế được trình bày lặp đi lặp lại qua cùng những câu chuyện và những
bức tranh, như thể thời gian không hề trôi, đội quân nhỏ bé của Fahir Shah
đánh tan binh lính của Đại hãn Selahattin - như cuốn Tarih 1 súc tích của
Salim xứ Samarkand chứng thực. Sau khi Fahir Shah cả thắng bắt giữ được
Đại hãn Selahattin và tra tấn ông này đến chết, nhiệm vụ đầu tiên để khẳng
định chủ quyền của ông ta, theo phong tục, là viếng thăm thư viện và hậu