3. Lý do chủ yếu cho sự cô đơn của tôi là ở chỗ thậm chí tôi không biết
tôi thuộc về nơi đâu. Tôi được dự trù là nằm trong một câu chuyện, nhưng
tôi đã rụng khỏi đó như một chiếc lá mùa thu. Hãy để tôi kể cho các vị
chuyện đó.
Rụng khỏi của chuyện của tôi giống như
một chiếc lá rơi và o mùa thu
Cách nay bốn mươi năm, vua Ba Tư Tahmasp, kẻ đại thù của dân
Ottoman cũng như của vị vua bảo trợ vĩ đại nhất thế giới cho hội họa, bắt
đầu ngày càng lú lẫn và không còn ham thích rượu vang, thơ ca, âm nhạc và
hội họa; hơn nữa, ông cũng bỏ uống cà phê, và dĩ nhiên, đầu óc ông ngừng
hoạt động. Đầy sự nghi ngờ của một lão già mặt dài ngoẵng, lòng dạ đen
tối, ông đã dời đô từ Tabriz, lúc đó còn là lãnh thổ Ba Tư, đến Kazvin để
lánh xa những đạo quân của người Ottoman. Một ngày kia, khi ông già hơn
chút nữa, ông bị một ác thần ám, bị một cơn hoảng loạn, và trong khi cầu
xin sự tha thứ của Thượng đế, ông thề sẽ hoàn toàn chừa rượu, bọn thanh
niên đẹp trai và hội họa, vốn là chứng cứ đủ sức cho thấy rằng sau khi đã
mất sở thích với cà phê, vị vua Ba Tư vĩ đại này cũng mất cả sự minh mẫn.
Đó là tại sao những người đóng sách, nhà thư pháp, thợ mạ vàng và nhà
tiểu họa có thần hứng, những kẻ tạo ra những kiệt tác vĩ đại nhất thế giới
suốt một giai đoạn hai mươi năm ở Tabriz, đã bỏ chạy tán loạn như bầy gà
gô đến các thành phố khác. Ibrahim Mirza, cháu trai và cũng là con rể của
vua Tahmasp, đã mời những người tài hoa nhất trong số họ đến Mashhad,
nơi ông giữ chức thống đốc, và cho họ ở trong xưởng tiểu họa của ông để
sao chép một bản thảo có minh họa và trang trí rực rỡ tuyệt vời về bảy
truyện ngụ ngôn trong thi phẩm Haft Awrang 1 của Jami, nhà thơ vĩ đại ở
Herat dưới triều đại Tamerlane. Vua Tahmasp, người vừa ngưỡng mộ vừa tỵ
hiềm với đứa cháu trai thông minh tuấn tú của mình và hối hận vì đã gả con
gái cho chàng ta, đã héo hon vì ghen tức khi nghe nói về cuốn sách tuyệt
mỹ này và giận dữ trục xuất cháu trai ông khỏi chức thống đốc Mashhad,