THAY ĐỔI ĐỂ THÀNH CÔNG - Trang 120

Chương 6Giảm áp lực, căng
thẳng trong quá trình thay đổi

Trong Chương 3, chúng ta đã biết được cách tự điều chỉnh để đáp
ứng cho sự thay đổi trong môi trường công sở. Trong quá trình đó,
nhiều người bị áp lực, căng thẳng và nếu rơi vào tình trạng này, có
những cách giúp chúng ta có thể vượt qua căng thẳng để đối mặt
với sự thay đổi.

Trong chương này, chúng ta tìm hiểu một số nhân tố góp phần gây
ra áp lực, căng thẳng và làm thế nào chúng ta có thể giảm lo lắng
và áp lực đó bằng cách thay đổi cách tiếp cận tình hình này.

Căng thẳng là gì?

Theo Viện nghiên cứu về Căng thẳng của M , hiện chưa có định
nghĩa rõ ràng về căng thẳng. Và do người ta không nhất trí với nhau
về căng thẳng thật sự là gì nên khó đánh giá được nó.

Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về sự căng thẳng, nhưng
một định nghĩa chung nhất là: “sự căng thẳng về thể xác, tinh thần
hoặc cảm xúc”.
Một định nghĩa phổ biến khác của căng thẳng là:
một tình trạng hoặc cảm nhận đã trải qua khi một người nhận ra sự
đòi hỏi vượt quá khả năng của cá nhân và tập thể mà người đó có
thể huy động được.”

Hầu hết mọi người đều xem tình trạng căng thẳng là nguyên nhân
gây ra sự lo lắng, mệt mỏi. Tuy nhiên, căng thẳng gia tăng có thể
dẫn tới năng suất tăng lên và do đó, sự căng thẳng không phải lúc
nào cũng mang ý nghĩa tiêu cực. Vì vậy, định nghĩa của sự căng
thẳng cũng nên xét tới “căng thẳng lành mạnh” vốn thường bị bỏ
qua.

Thật vậy, Hans Selye, một chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu căng
thẳng, đã đưa ra thuật ngữ “căng thẳng có lợi” (eustress), chẳng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.