THAY ĐỔI ĐỂ THÀNH CÔNG - Trang 121

hạn áp lực trong cuộc đua hoặc cuộc bầu cử để cố gắng giành
chiến thắng. Trên thực tế, việc nỗ lực đạt được mục tiêu có thể gây
căng thẳng cũng giống như khi không đạt được. Khi trình bày ý
tưởng trước ban giám đốc và được chấp thuận có thể gây ra tâm lý
căng thẳng giống như khi ý tưởng bị bác bỏ. Do đó, cách hiểu về sự
căng thẳng nên bao gồm cả căng thẳng có lợi và căng thẳng bất lợi.

Trên thực tế, hầu hết mọi người có khuynh hướng tập trung vào
những cảm nhận và cảm xúc tiêu cực do căng thẳng gây ra. Hầu
như mỗi sự mô tả về căng thẳng đều nói về những phản ứng vật lý,
sinh lý, sinh hóa nào đó mà người ta đã trải qua hoặc quan sát
được.

Trong hầu hết công việc, thỉnh thoảng áp lực, căng thẳng phát sinh.
Căng thẳng có thể là do sự cố gắng hoàn thành công việc đúng thời
hạn, nỗ lực để thăng tiến, cố gắng làm hài lòng sếp khó tính hoặc
những chuyện không vui ở công sở. Trong quá trình thay đổi với
một số công việc, hầu hết chúng ta sẽ thấy căng thẳng gia tăng.

Đương đầu với căng thẳng

Khi cảm thấy căng thẳng, chúng ta được lợi gì? Như đã trình bày ở
trên, sự căng thẳng không phải hoàn toàn là điều xấu. Áp lực, căng
thẳng thường thúc đẩy chúng ta hoàn tất những việc dường như
khó có thể thực hiện. Tuy nhiên, khi áp lực trở nên quá lớn, nó có
thể dẫn tới sự suy yếu về thể chất và tâm lý.

Việc chấp nhận quan điểm đúng có thể biến căng thẳng bất lợi
thành căng thẳng có lợi.

Hans Selye, chuyên gia nghiên cứu về căng thẳng

Thật may mắn, chúng ta có thể đương đầu với tình hình áp lực,
căng thẳng bằng cách áp dụng một hoặc nhiều công cụ làm giảm
căng thẳng được liệt kê bằng các mẫu tự “S-T-R-E-S-S”.

Self-Awareness (Tự nhận thức)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.