Có bao nhiêu người đã bị từ chối vì thành kiến có ý thức hoặc vô
thức của chúng ta?
Hai từ “thành kiến” có nghĩa là “nghiêng theo quan điểm nào đó”.
Trong quá trình tuyển dụng hoặc làm việc với người khác, chúng ta
có khuynh hướng bị định kiến về những người phù hợp hay không
phù hợp với công việc. Thường thì những định kiến này là sai, do
dựa trên những khái niệm có thể không đúng (sau khi được xem xét
cẩn thận). Và “thành kiến” còn có nghĩa là “phán xét trước”. Quyết
định đó được dựa trên sự thiển cận, nông cạn trước khi có đánh giá
thật sự về phẩm chất, năng lực.
Đôi khi chúng ta từ chối những người khác bởi vì họ có đặc điểm cá
nhân nào đó làm chúng ta bực mình. Hãy nhớ rằng chuyện khiến
một người bực mình, chẳng hạn giọng nói của Pierre trong ví dụ
trên, là do cảm tính nên có thể sẽ không làm người khác phiền lòng,
mà ngược lại, nó có thể hấp dẫn đối với họ.
Những người như chúng ta
Thành kiến không chỉ dựa trên giọng nói, ngoại hình, trang phục, mà
những khía cạnh khác về kiến thức, k năng của họ cũng đóng vai
trò quan trọng. Người ta có khuynh hướng cảm thấy thoải mái với
những người giống như họ. Chẳng hạn, chúng ta thường có thiên
kiến đối với những người học cùng trường hoặc thậm chí sống
trong cùng cộng đồng.
Vị chủ tịch một ngân hàng nọ là người gốc Serbia. Một sự trùng hợp
kỳ lạ là hầu hết những nhân viên do ông ta đích thân tuyển dụng
hoặc đề bạt đều có gốc Serbia. Thỉnh thoảng, một nhân viên có
năng lực xuất sắc với gốc gác khác vẫn có thể được đề bạt vào
cương vị điều hành, nhưng không bao giờ là người Croatia. Tại sao
vậy? Bởi vì từ khi còn nhỏ, ông ta đã bị khắc sâu vào tâm trí sự thù
địch giữa hai nền văn hóa Slav ở khu vực Đông Âu này.
Nhìn bề ngoài, hành động này có thể hiểu được. Xét cho cùng,
những người làm việc với nhau phải hòa hợp với nhau. Nhưng
không chỉ sự kỳ thị chủng tộc này là bất hợp pháp, mà nó còn làm