THAY ĐỔI ĐỂ THÀNH CÔNG - Trang 148

gốc gác, quốc tịch trở thành rào cản đối với những người có năng
lực cao khiến họ không có cơ hội đóng góp vào sự thành công của
công ty.

Không phải thành kiến. Đó là sự thật

Jack rất bực mình. Khi bị chỉ trích trong việc lựa chọn nhân viên kinh
doanh, anh ấy giải thích: “Tôi không hề có thành kiến! Bạn phải là
người có ngoại hình tốt thì mới có thể thành công trong kinh doanh.
Người ta đánh giá một cuốn sách qua bìa của nó mà. Khách hàng
có nhiều khả năng giao dịch với nhân viên kinh doanh có ngoại hình
đẹp và họ sẽ ngoảnh mặt đi với nhân viên xấu!”.

Tuy nhiên, khi được yêu cầu so sánh doanh số của nhân viên kinh
doanh của mình với nhân viên của những giám đốc kinh doanh khác
vốn không chú trọng vào ngoại hình, Jack nhận ra “sự thật” này là
không đúng. Nhân viên kinh doanh xuất sắc nhất trong công ty này
là người mà Jack đã từ chối nhận vào phòng của mình bởi vì anh ấy
phải chống gậy. Jack đã giải thích: “Khách hàng sẽ không thích
người bị tật ở chân!”. Tuy nhiên, sếp của Jack chỉ ra rằng thông
thường, những người khuyết tật sẽ bù lại bằng cách làm việc siêng
năng hơn và khéo léo hơn so với những đối thủ được gọi là “bình
thường” của họ.

Tìm hiểu thành kiến của chính mình

Hầu hết mọi người đều chấp nhận lý lẽ rằng chúng ta nên đánh giá
ai đó dựa trên kiến thức và k năng của họ. Tuy nhiên, do nhiều
thành kiến mang tính vô thức, nên nhiều người trong chúng ta
không nhận ra nó. Thành kiến thuộc về phạm trù cảm xúc, không
phải là lý trí. Do đó, chỉ với cách tự phân tích cẩn thận, chúng ta mới
có thể hiểu được nó.

Để làm điều này, hãy xem xét những nhân viên mà chúng ta đã
tuyển dụng hoặc đề bạt trong năm vừa rồi. Hãy nhìn vào họ và tìm
hiểu xem có phải họ có những điểm chung nào đó? Có phải họ có
ngoại hình, cách nói chuyện hoặc gốc gác tương đồng với nhau?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.