Không chỉ người khuyết tật có những trải nghiệm mà người tráng
kiện không có được, mà họ còn gây ngạc nhiên về khả năng của cơ
thể, bởi vì họ có thể làm những việc mà người tráng kiện nghĩ họ
không phải làm. Nếu người ta thật sự lắng nghe người khuyết tật, có
nhiều câu chuyện đáng kể về tinh thần và thể chất của họ.
Susan Wendell, giáo sư
Nhiều công ty trên khắp thế giới nhận ra rằng người khuyết tật là
những nhân viên hữu ích, đáng tin cậy và mang lại lợi ích cho họ.
Trên thực tế, có một số công ty tạo ra sản phẩm và dịch vụ cho
người khuyết tật, gia đình và bạn bè của họ. Và khi càng nhiều công
ty cùng với cộng đồng tham gia vào hoạt động đó, thì càng nhiều
người chú ý đặc biệt tới người khuyết tật.
Đó là nội dung chính của Thực tiễn tại các công ty có nhân viên
khuyết tật (Disability in the Workplace: Company Practices), một ấn
phẩm của Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour
Organization, viết tắt là ILO) – một cơ quan trực thuộc Liên Hiệp
Quốc. Báo cáo này mô tả kinh nghiệm thực tế về 25 công ty nổi
tiếng thế giới như Cisco, Ernst & Young, Honda, IBM, Microsoft,
Nokia… có công việc dành cho người khuyết tật. Nó mô tả những
trường hợp thực tiễn của công ty xem người khuyết tật như là nhân
viên chính thức hoặc nhân viên tiềm năng, xem họ là khách hàng
hoặc người tiêu dùng và các thành viên trong cộng đồng. Tuy phần
mô tả chính khá ngắn gọn, chỉ hai tới bốn trang, nhưng sau đó là
từng trường hợp cụ thể miêu tả các tình huống hoạt động có liên
quan tới người khuyết tật của từng công ty.
Báo cáo này ra đời rất đúng lúc vì nhiều lý do. Nó xuất hiện sau
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tuy nhiên, các công ty được nêu
ở đây đã có những sáng kiến cho người khuyết tật thể hiện tính đa
dạng về nguồn nhân lực. Nó định hướng và truyền cảm hứng cho
những công ty khác noi theo ở thời điểm mà các quốc gia đang phê
chuẩn và thực thi Công ước quốc tề về Quyền của người khuyết tật.
Đây là một văn kiện về nhân quyền yêu cầu một số thay đổi về
chính sách và phương thức hoạt động liên quan tới công việc và sự
tuyển dụng người khuyết tật. Thực tiễn tại các công ty có nhân viên