THAY ĐỔI ĐỂ THÀNH CÔNG - Trang 38

Bước 1. Tạo động lực để thay đổi

Mô hình Thay đổi này bắt đầu tại điểm mà cơ quan, tổ chức tìm thấy
động lực để thay đổi. Đôi khi, những vấn đề bên ngoài khiến cần
phải thay đổi, chẳng hạn việc tái tổ chức, thay đổi cách quản trị, tái
bố trí hoặc bị thâu tóm/sát nhập. Cũng có khi, thay đổi xuất phát từ
những vấn đề nội bộ, chẳng hạn việc nâng cấp công nghệ, mở rộng
dòng sản phẩm hoặc dịch vụ.

Bước 2. Phân tích tình hình

Khi cơ quan, tổ chức có nhiều động lực để thay đổi, ban giám đốc
tiến hành phân tích tình hình k càng về những rủi ro và cơ hội liên
quan tới sự thay đổi dự kiến.

• Chúng ta nhận được lợi ích nào khi tiến hành thay đổi?

• Phải trả giá như thế nào?

• Khi tiến hành thay đổi, chúng ta sẽ gặp những rủi ro gì?

• Khi không tiến hành thay đổi, sẽ gặp những rủi ro gì?

Bước 3. Lập kế hoạch tiến hành

Khi đã xác định được cơ hội, lợi ích vượt trội so với rủi ro, cần đưa
ra kế hoạch tiến hành. Nhiều cơ quan, tổ chức gặp thất bại vì thiếu
hoạch định cẩn thận, k càng. Trong bước này, chúng ta cẩn trọng
lên kế hoạch nhằm bảo đảm thành công. Cần cân nhắc các vấn đề
hệ trọng sau đây:

• Hoạch định về tác động của quá trình thay đổi lên những người sẽ
bị ảnh hưởng nhiều nhất.

• Hoạch định về tác động của quá trình thay đổi lên những quy trình,
hệ thống trong cơ quan, tổ chức sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất.

• Đưa ra kế hoạch từng bước để tiến hành thay đổi trong cơ quan,
tổ chức.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.