THAY ĐỔI ĐỂ THÀNH CÔNG - Trang 39

• Đưa ra kế hoạch đánh giá mức độ thành công khi thay đổi.

Bước 4. Tiến hành thay đổi

Tùy thuộc vào thể loại và phạm vi thay đổi, có thể tiến hành từ từ
hoặc nhanh chóng trong cơ quan, tổ chức mình. Những thay đổi
như sa thải nhân viên hoặc sát nhập/ thâu tóm công ty thường
không báo trước lâu, nhưng việc sắp xếp hoặc tái tổ chức nhân sự,
áp dụng công nghệ mới cần thực hiện theo từng giai đoạn và mất
một khoảng thời gian. Vai trò quan trọng của ban giám đốc trong
bước này là duy trì cơ chế liên lạc cởi mở và trung thực giữa họ với
nhau và với đội ngũ nhân viên.

Xác định trách nhiệm cá nhân. Mặc dù sự thay đổi thường ảnh
hưởng tới nhiều cá nhân, nhưng mỗi người có một vai trò riêng biệt.
Bill có thể chịu trách nhiệm cho giai đoạn A, Sue cho giai đoạn B…
Xác định công việc của từng người một cách rõ ràng và chi tiết là
điều rất cần thiết để đạt mục tiêu.

Thông báo và tiến hành thay đổi. Nếu mức độ thay đổi tương đối
nhỏ, chỉ cần một buổi họp giữa sếp và nhân viên để thông báo và
bắt đầu thực hiện. Trong những trường hợp phức tạp, cần có nhiều
buổi họp ở nhiều cấp độ khác nhau. Mọi người có liên quan cần
hiểu được phải làm gì, không chỉ ở góc độ từng người và toàn bộ
nhóm, mà mỗi phòng ban tham gia cũng phải hiểu rõ công việc của
họ và cách giao tiếp, phối hợp với nhau như thế nào.

Tuân thủ thời gian biểu. Mốc thời gian cho mỗi giai đoạn của dự án
nên rõ ràng đối với từng người và đưa ra từng bước cụ thể để
không có giai đoạn nào bị chậm, làm đình trệ toàn bộ dự án.

Nhắc lại lợi ích đạt được. Khi bắt đầu quá trình thay đổi, cần thông
báo cho tất cả người tham dự về lợi ích của họ trong việc thay đổi
này. Trong suốt quá trình này, hãy nhắc lại theo định kỳ lợi ích của
tất cả người tham gia nhằm củng cố, tăng cường động lực thúc đẩy
họ.

Bước 5. Xem xét việc tiến hành

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.