Nếu là nhà lãnh đạo, người khác mong mỏi chúng ta có phản ứng
thích hợp khi thay đổi và mọi người trong cơ quan, tổ chức quan sát
để xem cách phản ứng của chúng ta. Do đó, chúng ta cần nhớ luôn
kiểm soát hành vi và thái độ của mình.
1. Tránh có tư tưởng tiêu cực. Hãy thay thế sự bất mãn hoặc sự lo
lắng bằng tư duy về cơ hội và sự phát triển.
2. Cởi mở về những quan ngại của chúng ta. Đừng giấu giếm tâm
trạng của mình.
3. Cần có óc thực tế về những thách thức khi đương đầu với sự
thay đổi.
4. Hãy thu thập thông tin qua những câu hỏi và việc tìm tòi, nghiên
cứu. Cần có nhiều thông tin về quá trình thay đổi. Hãy sử dụng
phương pháp “tự khảo sát” như đã được trình bày ở phần trước
trong chương này.
5. Hãy làm việc hiệu quả trong quá trình thay đổi như trong vai trò
hiện tại của mình. Cần tập trung vào những công việc cũng như tài
liệu, sổ sách để có thể bàn giao cho người khác. Sẵn sàng chứng
minh năng lực của mình. Nhiều người trong chúng ta không khởi
xướng cho quá trình thay đổi, nhưng là người tham gia trong đó.
Chương 4 sẽ thảo luận về cách làm thế nào chúng ta có thể chấp
nhận và làm việc với những thay đổi trong vai trò người tham gia
(mà không phải dẫn dắt).
Vượt qua nỗi lo lắng
Có hai khả năng trong một thế giới cạnh tranh. Bạn thua cuộc, hoặc
nếu muốn chiến thắng, bạn có thể thay đổi.
Lester C. Thurow, nhà kinh tế chính trị học
Cho dù ở cương vị lãnh đạo hoặc chỉ tham gia với tư cách thành
viên trong quá trình thay đổi tại môi trường công sở, hầu hết chúng
ta đều lo lắng ở một mức độ nào đó. Lý do là chúng ta không biết