sự thay đổi sẽ tác động tới chúng ta theo cách tích cực hay tiêu
cực. Chúng ta không biết chính xác tương lai của mình sẽ diễn ra
như thế nào trong và sau quá trình cải tổ này. Chúng ta không biết
công việc mình đang làm có tiến triển tốt hay không. Để chúng ta
thành công, chúng ta cần tìm ra cách vượt qua sự lo lắng này.
Nhiều người ngại thử nghiệm những ý tưởng mới, ngại mạo hiểm
hoặc áp dụng cách tiếp cận khác lạ nhằm giải quyết vấn đề bởi vì
nó ẩn chứa rủi ro và họ sợ thất bại. Trên thực tế, sợ thất bại cũng là
một điều rất bình thường của con người bởi vì không ai muốn nếm
trải mùi vị cay đắng của thất bại. Nhưng nếu không nỗ lực thì làm
sao có thể gặt hái thành công.
Trong đời mình, tất cả chúng ta từng va vấp ở một số vấn đề nào
đó, nhưng đã rút ra được những bài học từ sự thất bại. Lần đầu tiên
thử nghiệm cái mới, hầu như chúng ta không thành công.
Đừng đầu hàng
Ngay cả khi có kinh nghiệm và biết cách thực hiện, chúng ta không
phải lúc nào cũng thành công tuyệt đối. Sẽ có những lúc thất bại,
nhưng chúng ta đừng để nỗi lo sợ đó đè bẹp chính mình. Chúng ta
rút kinh nghiệm từ những sai lầm của mình và áp dụng bài học đó
vào những công việc, dự án mới. Trên thực tế, R.H. Macy đã phải
đóng cửa tới… bảy cửa hiệu đầu tiên của ông, nhưng thay vì đầu
hàng, ông vẫn tiếp tục thử và trở thành một trong những hãng bán
lẻ hàng đầu ở M . Cầu thủ bóng chày Babe Ruth đã từng đánh
hỏng trên 1.300 lần trong sự nghiệp của mình, nhưng điều đó không
làm người ta chú ý vì anh đã có tới 714 cú ăn điểm trực tiếp (home
run).
Tìm hiểu nguyên nhân
Thomas Edison không bao giờ nản lòng khi nghiên cứu về điện
năng, nhưng kiên nhẫn không thôi thì vẫn chưa đủ. Mỗi lần thí
nghiệm thất bại, ông đều tìm hiểu nguyên nhân và cố gắng tìm ra
giải pháp. Người ta kể rằng ông đã thất bại cả ngàn lần trước khi
phát minh ra dây tóc dùng trong bóng đèn.
ể