cười. Hãy coi đây là nỗ lực rất chân thật. Và khi từ chối, hãy thể
hiện với thái độ trân trọng và hoàn toàn nghiêm túc đối với ý kiến
đó.
4. Không có thái độ bực tức, hận thù. Trên thực tế, chúng ta thường
thấy một số người luôn phản đối ý kiến của chúng ta. Đừng xem đây
là vấn đề mang tính cá nhân. Hãy nhớ rằng chỉ thông qua sự cởi
mở, phóng khoáng thì người ta mới dám bày tỏ ý kiến.
Giả sử chúng ta có một nhân viên rất hay bất đồng ý kiến về mọi
thứ. Những người như vậy luôn gây phiền toái, khó chịu, nhưng nếu
họ thấy rằng chúng ta nghiêm túc lắng nghe ý kiến của họ mà không
bực tức do họ thường xuyên có bất đồng, họ sẽ dần dần bỏ đi
những ý kiến bất đồng nhỏ nhoi, tầm thường. Chẳng hạn, Jason đã
làm sếp bực mình. Tuy nhiên, khi nhận ra sếp không còn bị chọc
giận mà còn khuyến khích ý kiến bất đồng nữa, Jason đã hướng
suy nghĩ của mình vào những vấn đề mang tính xây dựng hơn.
5. Đừng để niềm hãnh diện hoặc sự chủ quan do là chủ nhân hoặc
tác giả của ý tưởng ngăn cản chúng ta xem xét quan điểm của
người khác. Có một số nhà quản lý trở nên dè dặt, đề phòng nhằm
bảo vệ ý tưởng của họ. Khi muốn mọi người mạnh dạn bày tỏ quan
điểm của mình, chúng ta không nên khó chịu, bực bội với ý kiến bất
đồng, mà ngược lại, chúng ta cần giữ thái độ cởi mở, phóng
khoáng. Mục tiêu là làm hết sức mình vì công ty, do đó, đừng phóng
đại hoặc làm quá lên chuyện có ai đó bất đồng ý kiến với chúng ta
hoặc với bất cứ ai khác.
6. Đừng thiên vị. Đừng chấp nhận ý tưởng của những người mà
chúng ta có thiện cảm và bác bỏ quan điểm của những người khác.
Trên thực tế, những người có vẻ không nhạy bén hoặc siêng năng
như những thành viên khác trong nhóm đôi khi có thể đưa ra ý
tưởng hay.
7. Hãy chú trọng vào sự việc mà không không phải là con người. Khi
đánh giá các đề nghị, nên phân tích dựa vào nội dung của tài liệu
mà không phải là nguồn gốc của nó.