Chương 4Ðề nghị và bắt đầu
thay đổi
Trong môi trường công sở ngày nay, chúng ta thường xuyên gặp
yêu cầu phải thay đổi. Thông thường, cùng một lúc, chúng ta có thể
tiến hành thay đổi ở nhiều khâu trong công việc. Ở cương vị điều
hành, chúng ta là người lãnh đạo thuộc cấp tiến hành thay đổi,
nhưng trong nhiều tình huống khác, chúng ta là một thành viên tham
gia trong quá trình cải tổ quy mô hơn trong cơ quan, tổ chức của
mình.
Chúng ta muốn được nhìn nhận là người năng động, hăng hái để
thúc đẩy sự thay đổi, ngay cả khi chúng ta có thể không phải là
người chủ xướng hoặc lãnh đạo trong quá trình thay đổi. Khi tạo
được ấn tượng tốt với tư cách là người ủng hộ tích cực cho sự cải
tổ, cái nhìn của mọi người trong cơ quan, tổ chức đối với chúng ta
sẽ thay đổi. Nó cũng làm chúng ta thỏa mãn trong công việc và thúc
đẩy chúng ta hăng say làm việc.
Hãy xem xét tình trạng hiện tại của chúng ta với sự thay đổi. Chúng
ta phải làm việc thật uyển chuyển, linh động trong quá trình thay đổi.
Chúng ta cần có kế hoạch cá nhân nhằm ủng hộ và đi đầu trong
quá trình cải tổ ở cơ quan, tổ chức mình, ngay cả khi chúng ta chưa
phải là nhà quản lý. Để có thể thành công, chúng ta cần có quyết
tâm mạnh mẽ nhằm liên tục cải tiến. Cho dù phương pháp, quy trình
hoặc ý tưởng hiện hữu có tốt như thế nào đi nữa, vẫn luôn cần
nghiên cứu cách tiếp cận khác hữu hiệu hơn. Câu ngạn ngữ “Nếu
nó không hư thì đừng sửa” không còn chỗ đứng trong kiểu tư duy
quản trị hiện đại. Chúng ta cần thay thế nó bằng cách suy nghĩ “Nếu
nó vẫn đang chạy, thì có lẽ nó bị lỗi thời!”.Như đã đề cập trong
chương trước, chúng ta nên xem xét mọi thứ với thái độ không hài
lòng nhằm tìm cách cải thiện.