chức, cần phanh phui các yếu tố gây trở ngại và làm cho người ta
nhận thức được chúng. Chỉ khi đó mới có thể tiến hành các bước
tiếp theo nhằm thay đổi tình hình.
2. Giới thiệu rõ ràng và hợp lý về tình hình “dự kiến”. Trình bày với
ban giám đốc hoặc sếp của mình về viễn cảnh thay đổi của hệ
thống, cách làm việc mới. Cần đưa ra mục tiêu có thể đạt được và
được mọi người chấp thuận.
3. Đưa ra lịch trình cụ thể. Cần thiết lập mốc thời gian để hoàn tất
mỗi giai đoạn của chương trình thay đổi. Tất cả những người tham
gia nên đồng ý với các giai đoạn này và cam kết thực hiện. Do
không phải lúc nào cũng có thể ước tính chính xác khoảng thời gian
để hoàn tất cho một số vấn đề của kế hoạch, nên cần có sự uyển
chuyển, linh động nào đó trong lịch trình và mọi người cần nỗ lực để
thực hiện kế hoạch.
4. Xác định ngân quỹ cho kế hoạch. Việc tiến hành những cải tổ
trọng đại liên quan tới nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau đòi hỏi
phải tốn kém tiền bạc. Để bảo đảm kế hoạch của chúng ta có đủ
kinh phí thực hiện, cần đề nghị cung cấp một khoản ngân qu cho
nó. Hãy cẩn thận và tính toán hợp lý các chi phí sẽ phải trang trải.
5. Công bố chiến lược rõ ràng để mọi người được biết. Tất cả nhân
viên – không chỉ ban giám đốc – cần biết tiến triển của kế hoạch, do
đó, cần có báo cáo định kỳ về tiến độ. Các báo cáo sẽ giúp mọi
người bắt kịp việc thực hiện, kết quả, tiến độ và những chỉnh sửa,
và nếu có thể, hãy chúc mừng và cảm ơn những người đã trợ giúp
đặc biệt trong quá trình này.
Hoạch định là con đường rộng mở đi tới đích. Nếu không biết đang
đi đâu, làm sao bạn có thể mong mình đi tới đó?
Basil S. Walsh, tác giả
6. Đưa ra tiêu chuẩn đánh giá cho kế hoạch. Để theo dõi tiến độ,
cần thiết lập hệ thống đánh giá. Trên thực tế, hiện có nhiều tiêu