THI NHÂN VIỆT NAM - Trang 29

Tâm, hoặc nó kín đáo tinh vi hơn hoặc nó rắn rỏi chắc chắn hơn, nhưng cũng nghèo hơn.

Cái nàng thơ xưa này thực là rắc rối: Có người cả đời phiêu bạt đâu đâu bỗng một hôm ghé về, liền

được nàng đãi một bài thơ. Người có diễm phúc ấy là Phan Thanh Phước.

Lại có người chưa từng gặp, chỉ ngắm dung nhan nàng ở mấy nhà quen (Đoàn Thị Điểm, bà huyện

Thanh Quan, Nguyễn Du) cũng được nàng hai ba lần gửi yêu: Huy Cận

[36]

.

Thế mà có người say theo thì nàng lại chẳng mặn mà chi, như hai thầy trò Đông Hồ, Mộng Tuyết.

Đến nỗi một buổi sáng kia, hai thầy trò, chán nản, bỏ đi tìm duyên mới. Nhưng Đông Hồ, Mộng Tuyết
còn may mắn hơn nhiều người khác. Những người này cố ý bưng tai cho đừng nghe thấy tiếng gọi
phương xa. Họ quyết giữ trọn nghĩa thủy chung với nàng thơ cũ. Nhưng họ đã bị ruồng rẫy mà không
hay. Có phải Nguyễn Giang cũng ở trong bọn những người xấu số ấy?

Cảm được lòng người đàn bà khó chiều kia, họa chỉ có Quách Tấn. Mối lương duyên gây nên từ

Một tấm lòng… đến Mùa cổ điển thì thực là đằm thắm. Mùa cổ điển gồm cả cái giàu sang của Thái
Can, Leiba, súc tích lại trong một khuôn khổ rắn chắc. Nhưng Quách Tấn 60 thực là một nhà thơ cũ

hoàn toàn? Có thực Quách Tấn không bao giờ mơ tưởng bạn phương xa?

[37]

*

* *

Tôi muốn xếp riêng vào một dòng những nhà thơ tuy có chịu ảnh hưởng phương Tây nhưng rất ít và

cũng không chịu ảnh hưởng thơ Đường. Thơ của họ có tính cách Việt Nam rõ rệt.

Đứng đầu dòng này là Lưu Trọng Lư. Điều ấy không có gì lạ. Lưu Trọng Lư nhác đọc sách nhất

trong các thi sĩ đương thời. Họ Lưu ưa sống trong cuộc đời nhiều hơn trong sách vở. Sách Tàu hay
sách Tây cũng vậy. Thi nhân chỉ nhớ mang máng một ít Kiều, một ít Chinh phụ ngầm, năm bảy câu
trong bản dịch Tỳ bà hành cùng vài bài cổ phong từ khúc của Tản Đà. Trong những thể thơ ấy, Lưu
Trọng Lư đã gửi rất dễ dàng nỗi đau buồn riêng của một người thanh niên Việt Nam thời mới.

Một nhà thơ khác cũng tìm cảm hứng trong thi phẩm thời xưa: Phan Văn Dật.

Trái lại, trong thơ Nguyễn Nhược Pháp chịu không thể thấy dấu tích một nhà thơ xưa nào. Không

biết ai đã giúp Nguyễn Nhược Pháp tìm ra nụ cười kín đáo, hiền lành và có duyên ấy. Alfred de
Musset chăng? Dầu sao đây rõ ràng là một nụ cười riêng của người Việt. Thế mà lạ, trong vườn thơ nó
chỉ nở ra có một lần. Sau này Nguyễn Bính đi tìm tính chất Việt Nam lại trở về ca dao. Thơ Nguyễn
Bính có cái vẻ mộc mạc của những câu hát quê. Nguyễn Đình Thư cũng có chịu ít nhiều ảnh hưởng ca
dao, lại chỉ mượn ở ca dao cái vẻ tình tứ. Cho nên Nguyễn Đình Thư gần Kiều hơn.

Cuối năm ngoái có xuất bản một tập thơ đáng lẽ được người ta để ý hơn mới phải: Thơ say của Vũ

Hoàng Chương. Vũ Hoàng Chương rất gần Lưu Trọng Lư, Tản Đà: cả ba đều say. Nhưng cái say của
Vũ Hoàng Chương mới hơn. Cái chán nản cũng thế. Tuy có chịu ảnh hưởng thơ Pháp nhưng trước hết
là phản ánh của cuộc đời mới. Say mà không điên và cái chán nản, dầu có cái vị Baudelaire, vẫn nhẹ
nhàng khoáng đãng -không nặng nề u ám như cái chán nản của Baudelaire.

Ngoài Lưu Trọng Lư, Phan Văn Dật, Nguyễn Nhược Pháp, Nguyễn Bính, Nguyễn Đình Thư, Vũ

Hoàng Chương, trong dòng Việt cơ hồ không còn ai. Hoặc cũng có thể tìm thấy ở đây: Đông Hồ,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.