THIỀN ĐỐN NGỘ - Trang 20

Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn

4

- Khi chứng được tâm thanh tịnh gọi là có, trong đó
chẳng sanh cái tưởng được tâm thanh tịnh, gọi là
chẳng thấy có. Được cái tưởng không sanh không
trụ, mà không khởi tưởng được không sanh không
trụ, gọi là chẳng thấy không, nên nói chẳng thấy có
không. Kinh Lăng Nghiêm nói : “Biết thấy lập biết là
gốc vô minh, biết thấy không thấy, đây là Niết-bàn”.
Cũng gọi là giải thoát.

*

- Thế nào là không có chỗ thấy ?

- Nếu thấy kẻ nam người nữ và tất cả màu sắc
hình tượng, mà ở trong đó không khởi tâm yêu ghét
thì cùng không thấy chẳng khác, ấy là không có chỗ
thấy.

- Khi đối tất cả màu sắc hình tượng thì gọi là thấy,
khi chẳng đối màu sắc hình tượng cũng gọi là thấy
chăng ?

- Gọi thấy !

- Khi đối vật là có thấy, khi không đối vật làm sao có
thấy ?

- Nay nói thấy, không luận đối vật cùng chẳng đối
vật. Vì sao ? Vì tánh thấy thường hằng, khi có vật
thì thấy vật, khi không vật thì thấy không. Thế nên
biết, vật tự có đi lại, tánh thấy không có đi lại, các
căn (tai, mũi, lưỡi, thân…) cũng như vậy.

- Ngay khi thấy vật, trong cái thấy có vật chăng ?

- Trong cái thấy chẳng lập vật.

- Ngay khi thấy không vật, trong cái thấy có không
vật chăng ?

- Trong cái thấy chẳng lập không vật.

*

- Khi có tiếng là có nghe, khi không tiếng lại được
nghe chăng ?

- Cũng nghe.

- Khi có tiếng là từ tiếng có nghe, khi không tiếng
làm sao được nghe ?

- Nay nói nghe chẳng luận có tiếng không tiếng. Vì
sao ? Vì tánh nghe thường hằng. Khi có tiếng liền
nghe, khi không tiếng cũng nghe.

- Người nghe như thế là ai ?

- Là tánh nghe của mình, cũng gọi là người biết
nghe.

*

- Môn đốn ngộ này lấy gì làm Tông (chủ) ? Lấy gì
làm Chỉ (chỉ thú) ? Lấy gì làm Thể ? Lấy gì làm
Dụng ?

- Lấy vô niệm (tâm không dấy khởi) làm Tông.
Vọng tâm chẳng khởi làm Chỉ. Lấy thanh tịnh làm
Thể. Lấy trí làm Dụng.

- Đã nói vô niệm làm Tông, chưa biết vô niệm là vô
niệm nào ?

- Vô niệm là không tà niệm, chớ chẳng phải không
chánh niệm.

- Thế nào là tà niệm ? Thế nào là chánh niệm ?

- Niệm có, niệm không là niệm tà, chẳng niệm có
không là niệm chánh; niệm thiện, niệm ác là niệm
tà, chẳng niệm thiện ác là niệm chánh; cho đến
niệm khổ vui, sanh diệt, thủ xả, oán thân, yêu ghét
thảy đều là niệm tà, chẳng niệm khổ vui… là niệm
chánh.

- Thế nào là chánh niệm ?

- Chánh niệm là chỉ niệm Bồ-đề .

- Bồ-đề có thể được chăng ?

- Bồ-đề không thể được.

- Đã không thể được làm sao chỉ niệm Bồ-đề ?

- Bồ-đề chỉ là danh tự giả lập, thật không thể được.
Cũng không có trước sau được. Vì không thể được
nên không có niệm. Chỉ cái không niệm ấy gọi là
chân niệm. Bồ-đề không có chỗ niệm. Không có
chỗ niệm tức là tất cả chỗ không tâm, ấy là không
có chỗ niệm.

Những lối giải vô niệm như trên, đều là tùy sự
phương tiện giả lập danh tự, vẫn đồng một thể,
không hai không khác. Cốt biết tất cả chỗ không
tâm tức là “vô niệm”. Khi được vô niệm thì tự nhiên
giải thoát.

*

- Thế nào là hành hạnh Phật ?

- Chẳng hành tất cả hạnh là hành hạnh Phật, cũng
gọi là hạnh chánh, cũng gọi là hạnh Thánh. Như
trước đã nói, chẳng hành có không, yêu ghét v.v…
ấy vậy. Đại luật quyển năm phẩm Bồ-tát nói : “Tất
cả Thánh nhân chẳng hành hạnh chúng sanh,
chẳng hành hạnh chúng sanh là hạnh Thánh”.

*

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.