Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn
6
- Nếu khởi tưởng không, gọi là chấp không.
- Nếu khi tâm được trụ chỗ không trụ, chẳng phải
chấp chỗ không chỗ trụ sao ?
- Chỉ cái khởi tưởng không là không có chỗ chấp.
Nếu ông muốn thấu rõ, hiểu được tâm không có
chỗ trụ, thì khi ngồi ngay thẳng chỉ biết tâm, chớ
suy nghĩ tất cả vật, tất cả thiện ác đều chớ suy nghĩ,
vì việc quá khứ đã đi rồi, chớ suy nghĩ, thì tâm quá
khứ tự bặt, gọi là không việc quá khứ. Việc vị lai
chưa đến, chớ mong chớ cầu, thì tâm vị lai tự bặt,
gọi là không việc vị lai. Việc hiện tại đã hiện tại, đối
tất cả việc chỉ biết không chấp, không chấp là
chẳng khởi tâm yêu ghét, thì tâm hiện tại bặt, gọi là
không việc hiện tại. Không nhiếp thuộc ba thời,
cũng gọi không ba thời. Nếu khi tâm khởi đi thì chớ
theo đi, tâm đi tự bặt. Nếu khi tâm khởi đứng cũng
chớ theo đứng, tâm đứng tự bặt. Ấy là tâm không
trụ, là trụ chỗ không trụ vậy. Nếu tự biết rõ ràng khi
trụ nơi trụ, chỉ có vậtù trụ cũng không có chỗ trụ,
cũng chẳng không chỗ trụ.
Nếu tự biết rõ ràng tâm chẳng trụ tất cả chỗ, gọi là
rõ ràng thấy được bản tâm, cũng gọi là rõ ràng thấy
tánh vậy. Chỉ cái tâm chẳng trụ tất cả chỗ ấy, tức là
tâm Phật, cũng gọi là tâm giải thoát, tâm Bồ-đề,
tâm vô sanh, sắc tánh không. Kinh nói : “chứng vô
sanh pháp nhẫn” đó vậy.
Nếu ông khi chưa được như thế, phải cố gắng ! Cố
gắng ! Cần dụng công thêm, khi công thành thì tự
hội. Nói hội, là tất cả chỗ không tâm, ấy là hội. Nói
không tâm là không cái tâm giả chớ chẳng phải
không tâm chân. Tâm giả là tâm yêu ghét. Tâm
chân thật là tâm không yêu ghét. Chỉ không tâm
yêu ghét thì hai tánh không. Hai tánh không thì tự
nhiên giải thoát.
*
- Chỉ lúc ngồi thiền dụng công, khi đi có được dụng
công chăng ?
- Nay nói dụng công, chẳng riêng khi ngồi, cho đến
đi đứng ngồi nằm, làm công việc, trong tất cả thời
đều thường dụng công không gián đoạn ấy gọi là
thường trụ.
*
- Kinh Phương Quảng nói năm thứ pháp thân :
Thật tướng pháp thân
Công đức pháp thân
Pháp tánh pháp thân
Ứng hóa pháp thân
Hư không pháp thân.
Ngay nơi thân mình là thân nào ?
- Biết tâm chẳng hoại là Thật tướng pháp thân. Biết
tâm bao gồm vạn tượng là Công đức pháp thân.
Biết tâm không tâm là Pháp tánh pháp thân. Tùy
căn cơ ứng nói là Ứng hóa pháp thân. Biết tâm
không hình không thể được là Hư không pháp thân.
Nếu người thấu rõ nghĩa này là biết không chứng.
Người không đắc không chứng là chứng Phật pháp
thân. Nếu có chứng có đắc, cho là chứng được ấy
là người tà kiến tăng thượng mạn, gọi là ngoại đạo.
Vì cớ sao ? Kinh Duy-ma nói : “Xá-lợi-phất hỏi
Thiên nữ : Ngươi đã được pháp gì, chứng được
pháp gì, mà biện được như thế ? Thiên nữ đáp :
Tôi không được không chứng, mới được như thế;
nếu có được có chứng thì ở trong Phật pháp là
người tăng thượng mạn”.
*
- Kinh nói Đẳng giác, Diệu giác, thế nào là Đẳng
giác ? Thế nào là Diệu giác ?
- Tức sắc tức không (“Tức sắc tức không”: là thấy
sắc mà không tâm; hoặc thấy tánh sắc tức là
không.) gọi là Đẳng giác. Vì hai tánh không, gọi là
Diệu giác. Lại nữa không giác, không không giác,
gọi là Diệu giác.
- Đẳng giác cùng Diệu giác là khác hay chẳng khác?
- Vì tùy sự phương tiện giả lập hai tên, chớ bản thể
là một không hai không khác, cho đến tất cả pháp
đều như vậy cả.
*
- Kinh Kim Cang nói : “Không pháp có thể thuyết,
ấy gọi là thuyết pháp”, nghĩa đó thế nào ?
- Thể của Bát-nhã cứu cánh thanh tịnh, không có
một vật có thể được, ấy gọi là “không pháp có thể
thuyết”. Ngay trong thể không tịch của Bát-nhã, đầy
đủ diệu dụng như hằng sa, tức là không việc gì
chẳng biết, “ấy gọi là thuyết pháp”. Cho nên nói
“không pháp có thể thuyết, ấy gọi là thuyết pháp”.
- Kinh nói : “Có người thiện nam thiện nữ thọ trì đọc
tụng kinh này, nếu bị người khinh chê, là người ấy
tội nghiệp đời trước lẽ phải sa vào đường ác, do
đời nay bị người khinh chê nên tội nghiệp đời trước
liền được tiêu diệt, sẽ được Vô thượng Chánh
đẳng Chánh giác”, nghĩa đó thế nào ?
- Như có người chưa gặp đại thiện tri thức chỉ tạo
nghiệp ác, bản tâm thanh tịnh bị ba độc vô minh
che lấp không thể lộ bày, cho nên nói lẽ phải sa vào
đường ác. Do đời nay bị người khinh chê, tức là
hôm nay phát tâm cầu Phật đạo, khiến vô minh diệt