Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn
7
hết, ba độc chẳng sanh, thì bản tâm sáng suốt, lại
không loạn niệm, các ác hằng dứt sạch nên đời này
bị người khinh chê. Vô minh diệt hết, loạn niệm
chẳng sanh, thì tự nhiên giải thoát, nên nói sẽ được
Bồ-đề. Chính khi phát tâm gọi là đời này, chẳng
phải cách đời.
- Kinh lại nói : “Như Lai có ngũ nhãn” thế là sao ?
- Thấy sắc thanh tịnh gọi là Nhục nhãn. Thấy thể
thanh tịnh gọi là Thiên nhãn. Đối các cảnh sắc cho
đến thiện ác đều hay phân biệt vi tế, không có
nhiễm trước, ở trong ấy được tự tại, gọi là Tuệ
nhãn. Thấy không có chỗ thấy gọi là Pháp nhãn.
Không thấy không không thấy gọi là Phật nhãn.
- Lại, kinh nói Đại thừa Tối thượng thừa, nghĩa ấy
thế nào ?
- Đại thừa là Bồ-tát thừa, Tối thượng thừa là Phật
thừa.
- Tu thế nào để được thừa này ?
- Người tu Bồ-tát thừa tức là Đại thừa. Chứng Bồ-
tát thừa rồi, lại không khởi quán, đến chỗ không tu,
yên tịnh thường lặng lẽ, chẳng thêm chẳng bớt, gọi
là Tối thượng thừa, tức là Phật thừa.
*
- Kinh Niết-bàn nói : “Định nhiều tuệ ít chẳng lìa vô
minh, định ít tuệ nhiều thêm lớn tà kiến, định tuệ
đồng nhau gọi là giải thoát”. Nghĩa đó thế nào ?
- Đối tất cả thiện ác đều phân biệt là tuệ; đối với cái
bị phân biệt chẳng khởi yêu ghét, chẳng nhiễm
trước nó là định, đây là định tuệ đồng dùng vậy.
- Không bàn không nói gọi là định, chính khi bàn nói
được gọi là định chăng ?
- Nay nói định, chẳng luận nói cùng chẳng nói, vẫn
thường định. Vì sao ? Vì khi dùng tánh định nói
năng phân biệt thì nói năng phân biệt cũng là định.
Nếu khi dùng tâm Không để quán sắc, thì lúc quán
sắc cũng không. Nếu khi chẳng quán sắc, chẳng
nói chẳng phân biệt cũng không. Cho đến thấy
nghe hiểu biết cũng như thế. Vì cớ sao ? Vì tự tánh
không thì đối tất cả chỗ đều không. Không thì
không chấp, không chấp là đồng dùng. Bởi Bồ-tát
thường dùng pháp đẳng không (cả thảy đều không)
như thế nên được đến cứu cánh. Cho nên nói “định
tuệ đồng nhau gọi là giải thoát”.
Tôi lại vì ông nói thí dụ để hiển bày, khiến ông tỉnh
tỉnh, được hiểu dứt nghi. Ví như gương sáng khi
chiếu soi hình tượng, ánh sáng của gương có động
chăng ? – Chẳng động. Lúc chẳng chiếu cũng động
chăng ? – Chẳng động. Tại sao ? - Vì gương sáng
dùng ánh sáng vô tình chiếu, nên khi chiếu chẳng
động, khi chẳng chiếu cũng chẳng động. Vì sao ?
Bởi trong vô tình không có động, cũng không có
chẳng động.
Lại như ánh sáng mặt trời khi chiếu thế gian, ánh
sáng có động chăng ? – Chẳng động. Nếu khi
chẳng chiếu có động chăng ? – Chẳng động. Vì
sao ? - Vì ánh sáng kia vô tình, dùng ánh sáng vô
tình chiếu soi, cho nên chẳng động, chẳng chiếu
cũng chẳng động. Chiếu đó là tuệ, chẳng động là
định.
Nếu Bồ-tát dùng pháp định tuệ đồng ấy thì được Vô
thượng giác. Cho nên nói “định tuệ đẳng dụng tức
là giải thoát”. Nói vô tình là không phàm tình, chẳng
phải không Thánh tình.
- Thế nào là phàm tình ? Thế nào là Thánh tình ?
- Nếu khởi hai tánh (có không, yêu ghét) tức là
phàm tình. Hai tánh không tức là Thánh tình.
*
- Kinh nói : “Bặt đường nói năng, dứt chỗ tâm nghĩ
(ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt). Nghĩa đó
thế nào ?
- Dùng lời nói để hiển bày nghĩa, được nghĩa phải
bặt lời. Nghĩa tức là không, không tức là đạo, đạo
thì bặt lời, nên nói “bặt đường nói năng”. Dứt chỗ
tâm nghĩ là được nghĩa thực tế (thực tại) thì chẳng
khởi quán, vì chẳng khởi quán nên vô sanh, vì vô
sanh nên tất cả tánh sắc đều không, vì tánh sắc
không nên muôn duyên đều dứt, muôn duyên đều
dứt, ấy là “dứt chỗ tâm nghĩ”.
*
- Như như là thế nào ?
- Như như là nghĩa chẳng động. Tâm chân như nên
gọi là như như. Thế nên biết chư Phật quá khứ
hành hạnh này được thành đạo; Phật hiện tại hành
hạnh này cũng được thành đạo; Phật vị lai hành
hạnh này cũng được thành đạo. Ba đời chư Phật
chỗ tu và chứng đạo không khác, nên nói như như.
Kinh Duy-ma nói : “Chư Phật cũng như, Di Lặc
cũng như, cho đến tất cả chúng sanh thảy đều
như”. Vì sao? - Vì Phật tánh chẳng dứt, bởi có
tánh vậy.
*
- Tức sắc tức không, tức phàm tức thánh, phải đốn
ngộ chăng ?
- Phải.
- Thế nào là tức sắc tức không, tức phàm tức
thánh ?