THIỀN ĐỐN NGỘ - Trang 26

Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn

10

nếu khi chẳng đối vật tượng trọn chẳng thấy hình
tượng.

*

- Thế nào là thường chẳng rời Phật ?

- Tâm không khởi diệt, đối cảnh vắng lặng, trong tất
cả thời cứu cánh không tịch, tức là thường chẳng
rời Phật.

*

- Thế nào là pháp vô vi ?

- Là hữu vi vậy.

- Nay hỏi pháp vô vi nhân sao đáp hữu vi?

- Hữu nhân vô mà lập, vô nhân hữu mà hiển. Vốn
chẳng lập hữu thì vô từ đâu mà sanh. Nếu luận về
chân vô vi là chẳng chấp hữu vi cũng chẳng chấp
vô vi, ấy là pháp chân vô vi. Vì cớ sao ? Kinh nói :
“Nếu chấp tướng pháp là chấp ngã nhân, nếu chấp
tướng phi pháp là chấp ngã nhân. Thế nên, chẳng
nên chấp pháp, chẳng nên chấp phi pháp” tức là
được chân pháp vậy. Nếu thấu rõ được lý này là
chân giải thoát, là hội được pháp môn bất nhị.

- Thế nào là nghĩa trung đạo ?

- Nghĩa hai bên vậy.

- Nay hỏi nghĩa trung đạo, tại sao đáp nghĩa hai
bên ?

- Hai bên nhân giữa mà lập, giữa nhân hai bên mà
sanh. Trước nếu không có hai bên thì giữa từ đâu
mà có ? Nay nói giữa là nhân hai bên mà có. Cho
nên biết, giữa cùng hai bên nhân nhau mà lập, thảy
đều vô thường, sắc thọ tưởng hành thức cũng lại
như thế.

*

- Thế nào gọi là năm ấm ?

- Đối sắc nhiễm sắc, theo sắc thọ sanh, gọi sắc ấm.
Vì lãnh nạp vào trong tám gió (lợi, suy, hủy, dự,
xưng, cơ, khổ, lạc), ưa tập những thứ tin tà, từ
trong sự lãnh thọ mà sanh, gọi là thọ ấm. Mê tâm
chấp tưởng, theo tưởng thọ sanh, gọi là tưởng ấm.
Kết nhóm các hành, theo hành thọ sanh, gọi là
hành ấm. Nơi thể bình đẳng vọng khởi phân biệt
dính mắc, theo thức thọ sanh, gọi là thức ấm. Thế
nên gọi là năm ấm

*

- Kinh nói : Hai mươi lăm cõi, thế nào là hai mươi
lăm cõi ?

- Là thọ thân đời sau vậy. Thân đời sau là thọ sanh
trong sáu đường. Vì chúng sanh hiện đời tâm mê
ưa kết các nghiệp, sau ắt theo nghiệp thọ sanh, cho
nên nói đời sau.

- Ở đời nếu có người chí tâm tu hành được cứu
cánh giải thoát, chứng vô sanh pháp nhẫn, hằng lìa
tam giới chẳng thọ thân sau. Người không thọ thân
sau là chứng pháp thân. Pháp thân tức là thân Phật.

- Tên hai mươi lăm cõi làm sao phân biệt ?

- Bản thể là một, vì tùy dụng đặt tên nên có rõ ràng
hai mươi lăm cõi. Hai mươi lăm cõi là mười điều ác,
mười điều lành và năm ấm.

- Thế nào là mười điều ác, mười điều lành ?

- Mười điều ác là : Sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói
dối, nói thêu dệt, nói hai lưỡi, nói hung ác và tham,
sân, tà kiến. Mười điều lành là ngược lại chẳng làm
mười điều ác trên.

*

- Trước nói vô niệm mà tôi chưa thông tột ?

- Vô niệm là ở tất cả chỗ mà không tâm, không tất
cả cảnh, không có những nghĩ cầu, đối các cảnh
sắc hằng không khởi động. Được vô niệm gọi là
chân niệm. Nếu dùng niệm khởi nghĩ làm niệm là tà
niệm, chẳng phải chánh niệm. Vì sao ? Vì Kinh nói :
“Nếu dạy người lục niệm (niệm Phật, niệm Pháp,
niệm Tăng, niệm giới, niệm thí, niệm Thiên) gọi là
phi niệm”. Có lục niệm gọi là tà niệm. Không lục
niệm gọi là chân niệm. Kinh nói : “Này thiện nam !
Chúng ta trụ trong pháp vô niệm được sắc vàng ba
mươi hai tướng như thế, phóng hào quang lớn soi
khắp các thế giới, công đức không thể nghĩ bàn,
Phật còn nói chẳng hết, huống là các thừa mà có
thể biết”.

Người được vô niệm, sáu căn không nhiễm, tự
nhiên được vào tri kiến chư Phật. Được như thế,
gọi là Phật tạng (kho tàng Phật) cũng gọi là Pháp
tạng (kho tàng Pháp) hay bao gồm tất cả Phật, tất
cả Pháp. Vì cớ sao ? Vì vô niệm vậy. Kinh nói : “Tất
cả chư Phật đều từ Kinh này xuất sanh”.

- Đã bảo vô niệm thì câu “Vào tri kiến Phật” từ đâu
mà lập ?

- Từ vô niệm lập. Vì sao ? Kinh nói : “Từ gốc vô trụ
lập tất cả Pháp”. Lại nói : “Ví như gương sáng,
trong gương tuy không hình tượng mà hay hiện
muôn vàn hình tượng. Vì sao ? Vì gương sáng nên
hay hiện muôn vàn hình tượng”. Người học đạo do
tâm không nhiễm nên vọng niệm chẳng sanh, tâm
ngã nhân diệt, cứu cánh thanh tịnh, vì thanh tịnh
hay sanh tri kiến vô lượng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.