Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn
11
*
- Thế nào là đốn ngộ? (Câu này trong văn không có,
e bản chữ Hán sót, dịch giả thêm vào.)
- Đốn ngộ là ngay trong đời này được giải thoát.
Làm sao mà biết ? Ví như sư tử con, khi mới lọt
lòng mẹ quả nhiên là sư tử. Người tu đốn ngộ cũng
như thế, ngay khi tu liền vào vị Phật. Như tre mùa
xuân sanh măng, cũng ngay trong mùa xuân măng
bằng tre, đồng không có khác. Vì cớ sao ? Vì trong
ruột trống. Người tu đốn ngộ cũng như thế. Vì
chóng trừ vọng niệm hằng dứt ngã nhân, cứu cánh
không tịch, cùng Phật bằng nhau, đồng không có
khác. Cho nên nói : “Ngay nơi phàm là thánh”.
Người tu đốn ngộ chẳng rời thân này liền vượt tam
giới. Kinh nói : “Chẳng hoại thế gian mà vượt khỏi
thế gian, chẳng xả phiền não mà vào Niết-bàn”.
- Người không tu đốn ngộ thì thế nào ?
- Người không tu đốn ngộ, ví như dã can nhập bầy
sư tử, trải trăm ngàn kiếp trọn chẳng được thành
sư tử.
*
- Tánh chân như là thật không hay thật chẳng
không? Nếu nói chẳng không tức là có tướng. Nếu
nói không tức là đoạn diệt. Tất cả chúng sanh phải
nương vào đâu tu hành để được giải thoát ?
- Tánh chân như cũng không cũng chẳng không. Vì
sao? Vì diệu thể chân như không hình không tướng
không thể được, nên nói cũng không. Song trong
thể Không vô tướng đầy đủ diệu dụng hằng sa,
không việc gì chẳng ứng hiện, nên nói cũng chẳng
không. Kinh nói : “Hiểu một tức ngàn theo, mê một
tức muôn lầm”. Nếu người giữ một thì muôn việc
đều xong, ấy là diệu thuật ngộ đạo. Kinh nói : “Sum
la và vạn tượng đều do một pháp ấn hiện. Thế nào
trong một pháp mà sanh các thứ kiến ? Vì công
nghiệp như thế do hành làm gốc”.
*
Nếu người chẳng chịu hàng phục tâm, y cứ văn
nghĩa mà cho là chứng ngộ thì không thể có. Người
chấp như thế, là dối mình dối người, mình người
đều đọa. Phải cố gắng ! Cố gắng ! Xét nét kỹ càng.
Chỉ việc đến chẳng nhận, tất cả chỗ không tâm,
người được như thế, liền vào Niết-bàn, chứng vô
sanh pháp nhẫn, cũng gọi là pháp môn bất nhị,
cũng gọi vô tránh, cũng gọi nhất hạnh Tam-muội. Vì
cớ sao ? Vì cứu cánh thanh tịnh, không ngã không
nhân, chẳng khởi thương ghét, là hai tánh không, là
không có chỗ thấy, tức là hoàn tất cái chân như vô
đắc.
*
Quyển luận này chẳng truyền cho người không tin,
chỉ truyền cho người đồng kiến đồng hạnh. Phải
xem xét người đối trước có tâm thành tín, kham
lãnh thọ không lui sụt, người như thế mới nên vì họ
mà nói, chỉ dạy khiến cho họ được ngộ. Tôi làm
quyển luận này là vì người hữu duyên, chẳng phải
cầu danh lợi.
Chư Phật nói ra ngàn kinh muôn luận, chỉ vì
chúng sanh mê muội, tâm hạnh chẳng đồng, tùy
chỗ tà chấp của họ mà nói pháp đối trị, nên có sai
biệt. Nếu luận về lý giải thoát cứu cánh chỉ là việc
đến chẳng nhận, tất cả chỗ không tâm, hằng lặng lẽ
như không, cứu cánh thanh tịnh tự nhiên giải thoát.
Ông chớ cầu hư danh miệng nói chân như, mà tâm
tợ khỉ vượn, tức lời nói việc làm trái nhau, gọi là dối
mình, sẽ sa vào đường ác. Chớ cầu cái khoái lạc
hư danh nhất thời, mà chẳng biết nhiều kiếp phải
chịu họa ương. Cố gắng! Cố gắng ! Chúng sanh
phải tự độ, Phật không thể độ được. Nếu Phật hay
độ chúng sanh, thì chư Phật thời quá khứ số nhiều
như cát bụi, lẽ ra tất cả chúng sanh đều được độ
hết. Vì sao chúng ta đến ngày nay vẫn còn trôi lăn
trong sanh tử, không được thành Phật ? Thế nên
biết, chúng sanh phải tự độ, Phật không thể độ
được. Cố gắng ! Cố gắng ! Tự mình lo tu hành, chớ
ỷ lại vào sức Phật khác. Kinh nói : “Phàm người
cầu pháp chẳng chấp trước Phật mà cầu”.
*
- Ở đời sau, có những nhóm tạp học, làm sao cùng
ở chung ?
- Chỉ hòa ánh sáng kia, chẳng đồng nghiệp kia,
đồng chỗ mà chẳng đồng ở. Kinh nói : “Tùy lưu (trôi
theo) mà tánh thường vậy”. Người học đạo cần yếu
phải nghĩ “mình vì đại sự nhân duyên là việc giải
thoát, thảy đều chẳng dám khinh người chưa học,
kính người mình học như Phật, chẳng đề cao đức
của mình, chẳng đố kỵ điều hay của người, tự xét
nét hạnh của mình, chẳng dòm dõ lỗi của người”,
thì ở tất cả chỗ đều không bị chướng ngại, tự nhiên
được khoái lạc.
Lặp lại kệ rằng :
Nhẫn nhục đạo thứ nhất,
Trước phải trừ ngã nhân,
Việc đến không thọ nhận,
Là thân chân Bồ-đề .
Kinh Kim Cang nói : “Người thông đạt pháp vô ngã,
Như Lai gọi là Bồ-tát chân thật”. Lại nói : “Chẳng
thủ lại chẳng xả, hằng đoạn được sanh tử, tất cả
chỗ không tâm, gọi là con chư Phật”. Kinh Niết-bàn