THIỀN ĐỐN NGỘ - Trang 28

Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn

12

nói : “Như Lai chứng Niết-bàn hằng đoạn dứt sanh
tử”.

Kệ rằng :

Nay ta ý thật rất tốt,

Khi

người chê mắng chẳng buồn,

Không

lời chẳng nói phải quấy,

Niết-bàn sanh tử đồng đường.

Hiểu thấu bản tông nhà mình,

Vẫn là không có xanh đen,

Tất cả vọng tưởng phân biệt,

Vả biết người đời chẳng rõ.

Gởi lời phàm phu đời sau,

Dẹp hết trong tâm rơm cỏ,

Nay ta ý rất thênh thang,

Chẳng nói, không việc, tâm an.

Thong

dong,

tự tại, giải thoát,

Đông tây dời đổi dễ dàng,

Trọn ngày không nói lặng yên,

Niệm niệm hướng lý nghĩ xét.

Tự nhiên tiêu dao thấy đạo,

Sanh

tử quyết chẳng liên quan,

Nay ta ý thật lạ kỳ,

Chẳng đến trên đời luống dối.

Vinh hoa thảy là giả tạm,

Áo rách cơm hẩm đủ no,

Đi đường gặp người biếng nói,

Người đời đều gọi ta ngu.

Ngoài

hiện ngu ngơ ám độn,

Trong tâm sáng tợ lưu ly,

Thầm hợp La-hầu mật hạnh,

Chẳng phải phàm phu kham biết.

Tôi e các ông chẳng hội thấu lý chân giải thoát nên
lại chỉ bày các ông.

*

- Kinh Duy-ma nói : “Muốn được tịnh độ phải tịnh
tâm ấy”. Thế nào là tịnh tâm ?

- Dùng cái tịnh cứu cánh làm tịnh.

- Thế nào là dùng cái tịnh cứu cánh làm tịnh ?

- Không tịnh cũng không không tịnh, tức là tịnh cứu
cánh.

- Thế nào là không tịnh cũng không không tịnh ?

- Tất cả chỗ không tâm là tịnh, khi được tịnh mà
chẳng khởi tưởng tịnh, gọi là không tịnh. Khi được
không tịnh cũng không được khởi tưởng không tịnh,
gọi là không không tịnh.

*

- Người tu hành lấy cái gì làm chứng ?

- Lấy cái chứng cứu cánh làm chứng.

- Thế nào là cái chứng cứu cánh ?

- Không chứng cũng không không chứng, gọi là
chứng cứu cánh.

- Thế nào là không chứng và không không chứng ?

- Ở ngoài không nhiễm sắc, thanh v.v… bên trong
tâm không khởi vọng niệm, được như thế gọi là
chứng. Khi được chứng mà không khởi tưởng
chứng, gọi là không chứng. Khi được không chứng
cũng không khởi tưởng không chứng, gọi là không
không chứng.

*

- Thế nào là tâm giải thoát ?

- Không tâm giải thoát, cũng không không tâm giải
thoát, gọi là chân giải thoát. Kinh nói : “Pháp còn
phải xả hà huống phi pháp”. Pháp là có, phi pháp là
không, chỉ chẳng chấp có không là chân giải thoát.

*

- Thế nào đắc đạo ?

- Dùng cái đắc cứu cánh làm đắc.

- Thế nào là cái đắc cứu cánh ?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.