Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn
15
- Vốn tự không phược (trói buộc) chẳng cần cầu
giải thoát, dùng thẳng, hành thẳng là Vô đẳng đẳng
(Phật không ai so bằng gọi là vô đẳng, chư Phật
đồng nhau gọi là đẳng. Vô đẳng đẳng là chỉ cho
Phật).
Pháp sư khen :
- Thiền sư như Hòa thượng thật là ít có.
Khen xong, Pháp sư lễ tạ lui ra.
*
Có vị cư sĩ đến hỏi :
- Tức tâm tức Phật, cái gì là Phật ?
Sư bảo :
- Ông nghi cái gì không phải Phật chỉ ra xem ?
Cư sĩ lặng thinh.
Sư nói tiếp :
- Đạt thì khắp cảnh là Phật, chẳng ngộ thì hằng trái
xa.
*
Có Luật sư hiệu Pháp Minh đến nói :
- Các Thiền sư phần nhiều rơi vào không.
Sư bảo :
- Trái lại, các Tọa chủ phần nhiều rơi vào không.
Pháp Minh hoảng sợ hỏi :
- Tại sao rơi vào không ?
- Kinh luận là giấy mực văn tự, giấy mực văn tự
đều là không (duyên hợp không thể), dù là trên
tiếng dựng lập danh, cú, văn, thân đâu chẳng phải
là không. Tọa chủ bám chặt vào giáo thể, đâu
chẳng rơi vào không.
- Thiền sư rơi vào không chăng ?
- Chẳng rơi vào không.
- Sao lại chẳng rơi vào không ?
- Văn tự v.v… đều từ trí tuệ mà sanh, đại dụng hiện
tiền đâu thể rơi vào không.
- Cho biết một pháp không đạt, chẳng gọi là “Tất-
đạt”.
- Luật sư chẳng những rơi vào không, lại còn dùng
lầm danh ngôn.
Pháp Minh đổi sắc mặt hỏi :
- Lầm chỗ nào ?
- Luật sư chưa rành âm Trung Hoa và Phạn làm
sao giảng thuyết ?
- Thỉnh Thiền sư chỉ ra chỗ lầm của Pháp Minh.
- Đâu chẳng biết “Tất-đạt” là tiếng Phạn sao? (Tất-
đạt là tiếng Phạn, nói đủ là Tất-bà-hạt-thích-tha-tất-
đà. Trung Hoa dịch là Nhất thiết nghĩa. Xưa dịch
âm Tất-đạt là sai, không đủ âm.)
Pháp Minh tuy nhận thấy lỗi, mà tâm vẫn còn giận,
lại hỏi :
- Phàm Kinh, Luật, Luận là lời Phật, đọc tụng, y
giáo phụng hành, sao chẳng thấy tánh ?
- Như chó điên đuổi bóng, sư tử cắn người. Kinh
Luật Luận là tự tánh dụng, người đọc tụng là tánh
pháp.
- Phật A Di Đà có cha mẹ và họ chăng ?
- Phật A Di Đà họ Kiều Thi Ca, cha tên Nguyệt
Thượng, mẹ tên Thù Thắng Diệu Nhan.
- Xuất phát từ kinh điển nào ?
- Xuất phát từ tập Đà-la-ni.
Pháp Minh lễ tạ khen ngợi lui ra.
*
Có vị Pháp sư thông Tam tạng đến hỏi :
- Chân như có biến đổi chăng ?
Sư đáp :
- Có biến đổi.
- Thiền sư lầm.
- Đại đức có chân như chăng ?
- Có.
- Nếu không biến đổi quyết định là phàm tăng. Đâu
chẳng nghe “Thiện tri thức hay chuyển ba độc
thành ba nhóm tịnh giới, chuyển sáu thức thành
sáu thần thông, chuyển phiền não thành Bồ-đề,
chuyển vô minh thành đại trí”. Chân như nếu không