THIỀN ĐỐN NGỘ - Trang 32

Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn

16

biến đổi, Đại đức thật là ngoại đạo, chủ trương tự
nhiên vậy.

- Nếu vậy chân như tức có biến đổi ?

- Nếu chấp chân như có biến đổi cũng là ngoại đạo.

- Thiền sư vừa nói chân như có biến đổi, giờ lại nói
không biến đổi, vậy thế nào thật đúng ?

- Nếu người thấy tánh rõ ràng như hạt minh châu
ma-ni hiện sắc, nói biến đổi cũng được, nói không
biến đổi cũng được. Nếu người không thấy tánh
nghe nói chân như biến đổi bèn hiểu biến đổi, nghe
nói không biến đổi bèn hiểu không biến đổi.

Pháp sư khen :

- Nên biết Nam tông (thiền đốn ngộ miền Nam)
không thể lường.

*

Đồ đệ đạo Lão đến hỏi :

- Thế gian có pháp nào vượt hơn tự nhiên chăng ?

Sư đáp :

- Có.

- Pháp gì hơn được ?

- Hay biết tự nhiên vậy.

- Nguyên khí là Đạo chăng ?

- Nguyên khí tự nguyên khí, đạo tự đạo.

- Nếu như thế ắt phải có hai ?

- Biết, không hai người.

- Thế nào là tà, thế nào là chánh ?

- Tâm theo vật là tà, vật theo tâm là chánh.

*

Luật sư Nguyên đến hỏi :

- Hòa thượng tu có dụng công chăng ?

Sư đáp :

- Dụng công.

- Dụng công thế nào ?

- Khi đói thì ăn, khi mệt thì ngủ.

- Tất cả người đều như vậy, đồng chỗ dụng công
của thầy chăng ?

- Chẳng đồng.

- Tại sao chẳng đồng ?

- Họ khi ăn chẳng chịu ăn, đòi trăm thứ cần dùng;
khi ngủ chẳng chịu ngủ, tính toán ngàn chuyện, do
đó chẳng đồng.

Nguyên im lặng.

*

Đại đức Uẩn Quang đến hỏi :

- Thiền sư tự biết chỗ sanh chăng ?

Sư đáp :

- Chưa từng tử đâu cần luận sanh. Biết sanh tức là
pháp không sanh, chẳng lìa pháp sanh nói pháp
không sanh. Tổ sư nói : “Chính cái sanh tức không
sanh”.

- Người không thấy tánh cũng được như vậy
chăng ?

- Tự chẳng thấy tánh chẳng phải không tánh. Vì
sao? Vì thấy tức là tánh, không tánh thì không thể
thấy. Thức tức là tánh, nên gọi thức tánh. Liễu tức
là tánh, nên gọi liễu tánh. Hay sanh muôn pháp gọi
là Pháp tánh, cũng gọi là Pháp thân. Tổ sư Mã
Minh nói : “Nói là pháp tức tâm chúng sanh. Nếu
tâm sanh nên tất cả pháp sanh, nếu tâm không
sanh thì pháp không nương đâu sanh, cũng không
danh tự ”. Người mê chẳng biết Pháp thân không
hình tượng, hay ứng vật hiện hình, bèn nói : “Trúc
biếc xanh xanh đều là Pháp thân, hoa vàng mịt mịt
thảy đều Bát-nhã” (thanh thanh thúy trúc tổng thị
Pháp thân, uất uất hoàng hoa vô phi Bát-nhã). Hoa
vàng nếu là Bát-nhã, Bát-nhã tức đồng vô tình.
Trúc biếc nếu là Pháp thân, Pháp thân tức đồng
cây cỏ. Như người ăn măng tức ăn Pháp thân.
Những lối nói như thế đâu thể kể chép hết. Đối diện
mê Phật nhiều kiếp mong cầu, trong pháp thể mà
mê lầm chạy tìm kiếm bên ngoài. Thế nên, người
hiểu đạo đi đứng ngồi nằm đều là đạo, người ngộ
pháp tung hoành tự tại đều là pháp.

- Hư không hay sanh linh tri chăng ? Chân tâm
duyên thiện ác chăng ? Người tham dục là đạo
chăng ? Người chấp phải quấy về sau tâm thông
chăng ? Người xúc cảnh sanh tâm có định chăng ?
Người trụ chỗ yên lặng có tuệ chăng ? Người ôm
lòng khinh người có ngã chăng ? Người chấp
không chấp hữu có trí chăng ? Người tầm văn thủ
chứng, người khổ hạnh cầu Phật, người lìa tâm
cầu Phật, người chấp tâm là Phật. Những người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.