Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn
21
- Ngày hôm qua không thể đem đến được, chẳng
phải không ngày hôm qua, ông tự không thấy tánh,
chẳng phải không có tánh. Nay thấy mặc y, ăn cơm,
đi, đứng, ngồi, nằm đối diện mà chẳng biết, đáng
gọi là ngu mê. Ông muốn thấy ngày hôm qua thì
cùng ngày nay chẳng khác. Đem tánh đi tìm tánh
muôn kiếp trọn chẳng thấy, cũng như có người
chẳng thấy mặt trời, chẳng phải mặt trời không có.
*
Pháp sư chuyên giảng Thanh Long sớ đến hỏi :
- Kinh nói : “Không pháp có thể nói, ấy gọi là nói
pháp”. Thiền sư thể hội như thế nào ?
Sư đáp :
- Vì thể Bát-nhã cứu cánh thanh tịnh, không có một
vật có thể được, ấy gọi là “không pháp”. Ở trong
thể không tịch của Bát-nhã đủ diệu dụng như hà sa,
là không việc gì chẳng biết, ấy gọi là “nói pháp”.
Cho nên nói : “Không pháp có thể nói, ấy gọi là nói
pháp”.
*
Pháp sư giảng kinh Hoa Nghiêm hỏi :
- Thiền sư tin vô tình là Phật chăng ?
Sư đáp :
Chẳng tin. Nếu vô tình là Phật thì người sống
chẳng bằng người chết, lừa chết chó chết lẽ ra hơn
người sống. Kinh nói : “Phật thân tức là Pháp thân,
từ giới định tuệ mà sanh, từ tam minh lục thông mà
sanh, từ tất cả pháp lành mà sanh”. Nếu nói vô tình
là Phật, Đại đức hiện giờ chợt chết liền thành Phật
rồi.
*
Có Pháp sư hỏi :
- Trì kinh Bát-nhã công đức rất nhiều, Thầy có tin
chăng ?
Sư đáp :
- Chẳng tin.
- Nếu vậy sự linh nghiệm truyền lại hơn mười
quyển đều không thể tin sao ?
- Người sống giữ hiếu tự có cảm ứng, không phải
xương trắng hay có cảm ứng. Kinh là chữ giấy mực,
chữ giấy mực tánh nó không, thì chỗ nào có linh
nghiệm ? Sự linh nghiệm tại người trì kinh dụng
tâm nên thần thông cảm vật. Thử đem một quyển
kinh để trên bàn không có người thọ trì, tự nó có
linh nghiệm chăng ?
*
Có vị tăng hỏi :
- Chưa biết tất cả danh tướng và pháp tướng, nói
cùng với nín, thế nào thông hội liền không có trước
sau ?
Sư đáp :
- Khi một niệm khởi xưa nay không tướng không
danh, làm sao được nói có trước sau ? Chẳng rõ
danh tướng vốn tịnh, vọng chấp có trước sau.
Cổng danh tướng khóa, chẳng phải chìa khóa trí thì
không thể mở. Hễ nói Trung đạo thì bệnh tại Trung
đạo, nói hai bên thì bệnh tại hai bên. Chẳng biết
hiện dụng là Pháp thân Vô đẳng đẳng (Phật). Mê
ngộ được mất là pháp của người thường, tự khởi
sanh diệt, chôn vùi chánh trí. Hoặc đoạn phiền não,
hoặc cầu Bồ-đề đều là chối bỏ Bát-nhã.
*
Có người hỏi :
- Luật sư cớ sao chẳng tin thiền ?
Sư đáp :
- Vì lý sâu kín khó hiển bày, danh tướng dễ giữ.
Người không thấy tánh nên chẳng tin thiền. Nếu
người thấy tánh gọi đó là Phật, người biết Phật mới
hay tin vào, Phật chẳng xa người mà người xa Phật.
Phật là tâm tạo, mà người mê căn cứ trong văn tự
để tìm. Người ngộ nhằm nơi tâm mà giác, người
mê tu nhân đợi quả. Người ngộ thấu rõ tâm không
tướng, người mê chấp vật giữ cái ngã làm mình.
Người ngộ Bát-nhã ứng dụng hiện tiền, người ngu
chấp không chấp có sanh kẹt. Người trí thấy tánh
liễu tướng linh thông. Hàng càn tuệ (tuệ khô) biện
luận mỏi miệng, bậc đại trí thấu suốt bản thể tâm
an vui. Bồ-tát chạm vật soi tỏ, Thanh văn sợ cảnh
làm mờ tâm. Người ngộ hằng ngày được vô sanh,
người mê hiện tiền cách xa Phật.
*
Có người hỏi :
- Thế nào được thần thông ?
Sư đáp :
- Thần tánh linh thông khắp giáp thế giới như cát
bụi núi sông đá vách qua lại không ngại, trong sát-
na đi muôn dặm, qua lại không dấu vết, lửa không
thể đốt, nước không thể chìm. Người ngu tự không
tâm trí muốn thân tứ đại này được bay trong hư