THIỀN ĐỐN NGỘ - Trang 38

Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn

22

không. Kinh nói : “Phàm phu chấp tướng tùy nghi vì
họ nói : Tâm không hình tướng tức là sắc thân vi
diệu; không tướng tức là tướng thật, tướng thật thì
thể nó không, gọi là thân hư không vô biên, muôn
hạnh trang nghiêm nên gọi là Pháp thân công đức”.
Chính Pháp thân này là gốc của muôn hạnh, tùy
công dụng đặt tên, nói thật chỉ có Pháp thân thanh
tịnh.

*

Có người hỏi :

- Kẻ nhất tâm tu hành thì nghiệp chướng đời quá
khứ được tiêu diệt chăng ?

Sư đáp :

- Người không thấy tánh chưa được tiêu diệt. Nếu
người thấy tánh như mặt trời giọi sương tuyết. Lại
người thấy tánh, ví như gom cỏ bằng ngọn núi Tu
Di chỉ dùng một đóm lửa là cháy rụi. Nghiệp
chướng như cỏ, trí tuệ như lửa.

- Thế nào biết được nghiệp chướng hết ?

- Hiện tiền tâm thông thì việc sanh trước sau đều
thông. Ví như nhìn thấy Phật trước Phật sau, muôn
pháp đồng thời. Kinh nói : “Một niệm biết tất cả
pháp là đạo tràng vì thành tựu Nhất thiết trí”.

*

Có vị cư sĩ hỏi :

- Thế nào được trụ chánh pháp ?

Sư đáp :

- Cầu trụ chánh pháp là tà. Vì cớ sao ? Vì pháp
không có tà chánh.

- Làm sao được thành Phật ?

- Chẳng cần bỏ tâm chúng sanh, cốt đừng ô nhiễm
tánh mình. Kinh nói : “Tâm, Phật và chúng sanh cả
ba đều không sai biệt”.

- Nếu hiểu như thế được giải thoát chăng ?

- Vốn tự không phược (trói buộc) chẳng cần cầu
giải. Pháp vượt ngoài ngôn ngữ văn tự, chẳng dùng
trong câu số mà cầu; pháp chẳng phải quá khứ
hiện tại vị lai, không thể do trong nhân quả mà khế
hội; pháp vượt tất cả, không thể so sánh; pháp thân
không hình tượng, ứng vật hiện hình, chẳng rời thế
gian mà cầu giải thoát.

*

Có vị tăng hỏi :

- Cái gì là Bát-nhã ?

Sư bảo :

- Ngươi nghi cái gì không phải Bát-nhã, thử nói
xem ?

- Thế nào được thấy tánh ?

- Thấy tức là tánh, không tánh thì không thể thấy.

- Thế nào là tu hành ?

- Cốt đừng ô nhiễm tự tánh tức là tu hành, chớ tự
lừa dối là tu hành, đại dụng hiện tiền tức là Pháp
thân Vô đẳng đẳng (Phật).

- Trong tánh có ác chăng ?

- Trong đây thiện còn chẳng lập.

- Thiện ác đều chẳng lập, đem tâm dùng vào chỗ
nào ?

- Đem tâm dùng tâm là đại điên đảo.

- Làm thế nào mới phải ?

- Không làm thế nào, cũng không phải.

*

Có người hỏi :

- Có người chèo thuyền, lườn thuyền cọ chết con
ốc con hến, là người chịu tội hay thuyền chịu tội ?

Sư đáp :

- Người thuyền cả hai đều không tâm, tội chính tại
ông. Ví như cuồng phong thổi gãy cây hại mạng,
mà không có người làm, không có người chịu,
nhưng trong thế giới đâu không phải là chỗ chúng
sanh chịu khổ.

*

Có vị tăng hỏi :

- Chưa biết “thế thác tình” (gởi tình), “thế chỉ cảnh”,
“thế nói nín”, cho đến “thế nhướng mày chớp mắt”
v.v…, làm sao được thông hội ở trong khoảng một
niệm ?

Sư đáp :

- Không có việc ngoài tánh. Người dụng diệu thì
động yên đều diệu. Người tâm chân thì nói nín thảy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.