THIỀN ĐỐN NGỘ - Trang 40

Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn

24

tịnh thì chính chỗ ở hiện giờ là Tịnh độ. Ví như
sanh trong nhà Quốc vương, nhất định nối nghiệp
Quốc vương. Phát tâm hướng Phật đạo là sanh nơi
cõi Phật tịnh. Tâm kia nếu chẳng tịnh thì chính chỗ
ở hiện giờ là uế độ. Tịnh và uế độ là tại tâm chẳng
phải tại cõi nước.

- Mỗi ngày nghe nói đạo, chưa biết người nào hay
thấy ?

- Người có tuệ nhãn hay thấy.

- Rất thích Đại thừa làm sao học được ?

- Ngộ là được, chẳng ngộ là chẳng được.

- Làm sao được ngộ ?

- Phải quán kỹ.

- Giống vật gì ?

- Giống không vật.

- Thế nào là rốt ráo Không ?

- Không chẳng rốt ráo.

- Thế nào là Hữu ?

- Hữu mà không tướng.

- Chẳng ngộ làm sao ?

- Đại đức tự chẳng ngộ, chẳng phải tại người làm
chướng ngại.

- Phật pháp ở nơi ba mé (trong ngoài giữa) chăng ?

- Thấy tại vô tướng chẳng ở ngoài nơi ấy, ứng
dụng không cùng, chẳng ở tại trong, chặng giữa
không có chỗ trụ, ba mé không thể được.

- Câu đáp này rất hỗn tạp.

- Chính khi Thầy nói hai chữ “hỗn tạp” là ở trong ở
ngoài chăng ?

- Đệ tử xét nghiệm trong ngoài không dấu vết.

- Nếu không dấu vết thì biết rõ lời nói từ trước đến
giờ không có hỗn tạp.

- Thế nào được làm Phật ?

- Tâm ấy là Phật, tâm ấy làm Phật.

- Chúng sanh vào địa ngục, Phật tánh có vào
chăng ?

- Như hiện nay chính khi làm ác lại có lành chăng ?

- Không.

- Chúng sanh vào địa ngục, Phật tánh cũng như thế.

- Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh là thế nào ?

- Tạo dụng Phật là tánh Phật, tạo dụng kẻ cướp là
tánh cướp, tạo dụng chúng sanh là tánh chúng
sanh. Tánh không hình tướng, tùy dụng đặt tên.
Kinh nói : “Tất cả Hiền Thánh đều do pháp vô vi mà
có sai biệt” (kinh Kim Cang).

*

Có vị tăng hỏi :

- Thế nào là Phật ?

Sư đáp :

- Rời ngoài tâm thì không có Phật.

- Thế nào là Pháp thân ?

- Tâm là Pháp thân, nghĩa là hay sanh muôn pháp
nên gọi là Pháp giới thân. Luận Khởi Tín nói : “Nói
là pháp đó, nghĩa là tâm chúng sanh, tức y tâm này
hiển bày nghĩa Đại thừa”.

- Thế nào là nói có quyển kinh lớn trong hạt bụi nhỏ?

- Trí tuệ là quyển kinh lớn. Kinh nói : “Có quyển
kinh lớn lượng bằng thế giới tam thiên đại thiên, ở
trong một hạt bụi nhỏ”. Một hạt bụi là một niệm tâm
trần vậy. Cho nên nói “trong một niệm trần nói ra hà
sa bài kệ, người đời tự chẳng biết”.

- Sao gọi là thành đại nghĩa ? Sao gọi là vua đại
nghĩa?

- Thân là thành đại nghĩa. Tâm là vua đại nghĩa.
Kinh nói : “Người đa văn giỏi về nghĩa, mà chẳng
giỏi về nói năng, nói năng là sanh diệt, nghĩa chẳng
sanh diệt, nghĩa không hình tướng, ngoài lời nói
năng. Tâm là quyển kinh lớn, tâm là vua nghĩa lớn.
Nếu người chẳng biết tâm rành rõ thì không gọi là
giỏi nghĩa, chỉ là người học ngữ.

- Kinh Bát-nhã nói : “Độ chín loài chúng sanh đều
vào Vô dư Niết-bàn”, lại nói “thật không chúng sanh
được diệt độ”, hai đoạn văn kinh này làm sao thông
hội ? Người xưa và người nay đều nói “thật độ
chúng sanh mà không chấp tướng chúng sanh”. Tôi
vẫn còn nghi, thỉnh thầy vì tôi giải nghi.

- Chín loài chúng sanh trong một thân đầy đủ, tùy
tạo nghiệp tùy thành quả. Vô minh là noãn sanh
(sanh bằng trứng), phiền não bao bọc ở trong là
thai sanh (sanh bằng bào thai), nước ái đượm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.