Truyền Gia Bảo Thiền Tông Trực Chỉ
7
là được tỉnh lực. Thật được thế rồi, mới hoàn toàn
không uổng phí công phu.
*
Hạ thủ công phu tu thiền rất sợ nhận thức thần làm
Phật sự. Hoặc nhướng mày nheo mắt, lắc đầu xoay
mặt cho là có ít nhiều kỳ đặc. Nếu bám vào thức
thần để làm việc, chắc chắn sẽ rơi vào ngoại đạo
không nghi. Quả là chạy trên đường lạc lầm, rất
đáng tiếc vậy !
*
Hạ thủ công phu tu thiền chỉ tại dụng tâm trên một
công án, không nên trên tất cả công án giải hội.
Nếu giải được, trọn là giải hội, không phải là ngộ.
Kinh Pháp Hoa nói : “Pháp ấy không phải chỗ suy
nghĩ phân biệt hay đến được”. Kinh Viên Giác nói :
“Lấy suy nghĩ làm tâm, xét lường cảnh giới Viên
giác của Như Lai, như đem lửa đom đóm đốt núi Tu
Di, trọn không thể được”. Ngài Động Sơn nói :
“Nghĩ đem tâm ý học huyền tông (Thiền tông),
giống hệt đi hướng tây mà mặt hướng đông”. Phàm
người đào bới công án, cần phải dưới da có máu,
biết hổ thẹn mới được.
Hạ thủ công phu tu thiền rất sợ rơi vào Không.
Song thoại đầu hiện tiền làm sao Không được ?
Đây chỉ sợ rơi vào Không, mà chẳng được Không,
huống là được thoại đầu hiện tiền ?
"
B. CHỈ CHUNG MẬT TRUYỀN PHẬT PHÁP :
Đức Thích-ca bỏ nhà đi học đạo, nhiều luận giả bàn
rằng : “Ngài phế bỏ luân lý kỷ cương”. Họ đâu biết,
chính Ngài chưa từng bỏ vậy. Như sau khi thành
Phật, Ngài nghĩ đến độ vua cha và độ bà Ma-da, kế
độ Da-du-đà-la, La-hầu-la và sau độ A-nan v.v…
Đó là luân lý vua tôi cha con vợ chồng anh em
đều chưa từng bỏ. Thế mà, bảo rằng Ngài phế bỏ
luân lý kỷ cương được sao ?
Song, muốn nói phế bỏ là căn cứ vào hàng Tỳ-kheo
mà nói, chớ hàng Tể quan cư sĩ đều không bỏ
nhiệm vụ Quốc gia, mà vẫn học đạo tu chân, thì
đâu thể nói phế bỏ luân lý kỷ cương ?
Giả như, Phật dạy những người không sáng suốt,
chỉ biết ham nuôi miệng bụng, chẳng xét đến việc
trì trai giữ giới, quý người khinh vật, chặt chém các
loài động vật đồng như cây cỏ, chẳng biết các loài
bàng sanh (động vật) đều gọi là chúng sanh, đều
có Phật tánh. Dùng gấm lụa để làm đồ trang sức
đẹp, không biết giết muôn mạng côn trùng để làm
sáng đẹp thân bọt bèo, đáng tiếc vậy. Trăm vị trân
tu lấy làm ngon lành, không biết đã nấu nướng bao
nhiêu sanh mạng của loài thủy tộc thú cầm, để dồn
đầy lỗ ghẻ đói, tội rất lớn. Bẫy chim săn thú trùm
khắp núi rừng, đánh lưới giăng câu dẫy đầy biển cả,
bò heo nai dê bán đầy chợ búa, cá tôm cua trạnh
bày các nẻo đường, làm theo thói quen an nhiên
chẳng sợ, không biết kết oán mang nợ, đền trả
không cùng.
Ca hay múa giỏi, đàn nhạc thanh tao, gái yêu trai
mến, lòng thích ý ưa, anh hiền hào kiệt xem nghe
mê mệt, đâu biết biển dục không bờ, nó vốn cội
nguồn sanh tử.
Gặp hội trúng thời tranh danh giành lợi, dặm tắt
vinh hoa, đường dài phú quý, người bậc trung trở
lên thảy đều mắc kẹt, không biết nó vô thường như
huyễn hóa bọt nổi, lại là gốc trầm luân.
Trói buộc tình duyên, mến thương cốt nhục, khổ vui
đầy tâm, niệm sanh tử cột chặt, không biết có giải
thoát vậy. Vọng phân nhân ngã kết thành ân oán,
không biết có bình đẳng vậy. Lại chỉ bàn việc hiện
tại, họ đâu biết thân đời sau do nhân quả thiện ác,
mà trải qua ngàn đời muôn kiếp chịu quả báo
không cùng. Phật pháp rất rõ ràng rành rẽ đến thế,
những người trái phạm như xưa tuy nhiều, song
người vâng dạy tu hành cũng chẳng ít. Phật pháp
làm cây cầu cho thế đạo đâu chẳng lớn sao ?
Nho là pháp thế gian, dùng làm kỷ cương danh
giáo để gìn giữ việc sanh tiền, Phật là pháp xuất
thế, dùng để nuôi luyện tánh linh, mong đời sau
được tiến lên. Hai bên vốn không hại nhau, ngại gì
cả hai chẳng đồng còn.
*
Có kẻ bảo : “Người học Phật đem tâm cầu tâm, ấy
là lấy tâm dụng tâm, in tuồng hai tâm”. Họ không
biết rằng tâm là linh minh lặng lẽ viên dung vô ngại,
bao gồm muôn pháp, trùm hết mười phương, rất
linh rất diệu, tâm chỉ một mà thôi, chớ không có hai.
Bởi nó viên dung vô ngại, nên ngoài quán trăm vật,
chỉ một tâm này, trong quán một tâm cũng chỉ một
tâm này. Ngoài quán trăm vật gọi là phóng quang,
trong quán một tâm gọi là phản chiếu. Hay phóng
quang lại hay phản chiếu là lý do tâm này linh diệu.
Mặt trăng hay soi vạn vật mà không thể soi trở lại
mặt trăng, gương hay soi vạn tượng cũng không
thể soi trở lại gương. Do đó hai cái sáng này đều
không có linh vậy.
Tâm hay quán vạn vật, lại hay phản chiếu tâm linh
chính mình. Tâm mình là nhiễm hay tịnh, là Thánh
hay phàm thì tâm tự biết đó, ấy tức là đem tâm
quán tâm. Không phải bảo bị quán là một tâm, hay
quán là một tâm. Tâm đã hay quán trăm vật bên
ngoài, lại quán tâm ở bên trong. Cái dụng của mắt
tai công năng một chỉ là một không thể hai, lấy một
làm một đó là căn cứ trên hình tướng. Tâm hay một